Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa?

3. Đặc điểm và biện pháp sử dụng một loại phân bón

3.1. Phân hóa học

Hình thành kiến thức:

1. Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa?

2. Kể tên và cho biết đặc điểm của các loại phân bón hóa học trong Hình 7.2

  • Vì sao  không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng?

Luyện tập

Quan sát Hình 7.3 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chỉ số 25 - 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50 kg cho biết điều gì?

2. Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón bao nhiêu 

Câu trả lời:

Hình thành kiến thức:

1. Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa vì:

Lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hoá học sẽ dẫn đến tình trạng “dư thừa” mà thực vật không thể hấp thu hết và chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng thì tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng.

2. 

Hình A: Phân đạm: dạng tinh thể màu trắng (tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn) dễ tan, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), chủ yếu dùng để bón thúc.

Hình B: Phân Super lân: dạng bột màu xanh xám, khó tan thường dùng để bón lót.

Hình C: Phân Kali: thường có dạng màu nâu đỏ, ..phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao dùng để bón thúc là chính.

Hình D: Phân tổng hợp NPK: phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali.

  • Không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng vì:

Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu, ngoài ra cây còn bị ngộ độc nitrat. Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi nên gây thiệt hại về kinh tế.

Luyện tập

1. Chỉ số 25 - 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50 kg cho biết:

  • Chỉ số đó thể hiện: Thành phần phân đạm chiếm 25%, phân lân chiếm 25%, phân kali chiếm 5%

2. Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón: 400kg NPK 25-25-5

 

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net