Ôn tập kiến thức địa lí 7 CTST bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Ôn tập kiến thức địa lí 7 chân trời sáng tạo thức bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

a. Địa hình 

- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày đặc.

- Địa hình có lớp phủ băng dày đặc, làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng chiếc khiên khổng lồ.

- Trung tâm địa hình cao hơn phần bên ngoài.

- Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa ở các vịnh biển và các vùng bờ biển nông

b. Khí hậu 

- Được gọi là hoang mạc lạnh vì khí hậu giá buốt quanh năm. 

+ Nhiệt độ thấp không vượt quá 00C và kéo dài suốt năm

+ Càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng khắc nghiệt

+ Biên độ nhiệt lớn.

- Lượng mưa thấp

+ Khoảng 166mm/năm

+ Mưa chủ yếu vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa

+ Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.

c. Sinh vật

- Thực vật: không tồn tại

- Động vật: khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển…). Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt

d. Khoáng sản

- Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than dá, sắt,...nhiều nhất là than và sắt phân bố ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông.

- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên

- Các khoáng sản ở đây đang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.

2. KỊCH BẢN VỀ SỰ THAY ĐỔI THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC KHI CÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

- Biến đổi khí hậu ngày càng nhanh trên toàn cầu.

- Theo kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu: nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,1 - 2,60C (dao động đến 2,6 - 4,8 0C) so với thời kì 1986 – 2005 => làm cho mực nước biển toàn cầu tăng và các thời tiết cực đoan gia tăng.

- Nhiệt độ tăng - lớp băng ở Nam Cực tan chảy - lớp băng di chuyển từ trung tâm ra vùng xung quanh và bị vỡ ra cùng với băng thềm lục địa - tạo thành các núi băng trôi trên biển gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

- Băng tan làm giảm địa bàn sinh sống - giảm số lượng chim cánh cụt.

- Băng tan - làm thay đổi độ mặn của nước biển - giảm sút khối lượng sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.

- Khí hậu ấm lên làm cho các loài tảo, địa y phát triển => các loài thực vật này hấp thụ ánh sáng mặt trời làm nhiệt độ tăng lên nhanh => băng tan nhanh hơn.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức địa lí 7 CTST bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực, Ôn tập kiến thức địa lí 7 CTST

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com