Ôn tập kiến thức lịch sử 7 CTST bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Ôn tập kiến thức lịch sử 7 chân trời sáng tạo thức bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. TÌM HIỂU KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đó là sự thành lập, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến: Đường (618 - 907), thời kì Ngũ đại (907 - 960), Tống (960 - 1279), Nguyên (1271 - 1368), Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911).

+ Triều Nguyên: do người Mông thành lập. 

+ Triều Thanh: do người Mãn thành lập.

- Nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh là những triều đại phát triển rực rỡ về cả chính trị, kinh tế và văn hoá.

- Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. 

2. TÌM HIỂU SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI ĐƯỜNG

- Về chính trị:

+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

+ Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan. 

+ Tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ. Cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.

- Về kinh tế: 

+ Nông nghiệp: ban hành chính sách phát triển nông nghiệp (miễn giảm sưu thuế, áp dụng chế độ quân điền, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân).

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường: 

  • Gốm sứ và tơ lụa đi đến phương Tây. 

  • Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới

3. TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI MINH – THANH

 

Các lĩnh vực

Biểu hiện nổi bật

Nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. 

- Thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi. 

- Áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây.

trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh.

Thủ công nghiệp

- Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là

nghề dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

- Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị. 

- Hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất, đông đảo người làm thuê.

Thương nghiệp

- Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương

nhân nước ngoài đến buôn bán. 

- Thương nhân Trung Quốc đem hàng hoá, trao đổi buôn bán với thế giới, tập trung nhiều ở Ấn Độ, Ba Tư, A-rập và các nước Đông Nam Á.

Ngoại thương

- Từ cuối thời Minh trở đi, chỉ có nội thương tiếp tục phát triển, nhà nước ngày càng quản lí chặt chẽ các hoạt động buôn bán với bên ngoài.

- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiên nhưng không phát triển được. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 7 CTST bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Ôn tập kiến thức lịch sử 7 CTST

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com