Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 2 chủ đề 2: Rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo vệ

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chủ đề 2: Rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo vệ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VÀ RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

a. Chia sẻ cảm xúc của em khi ở trong các tình huống sau và cách em kiểm soát cảm xúc đó

- Tình huống 1:

+ Cảm xúc: mất bình tĩnh, lo lắng, không thể tiếp tục phát biểu.

+ Cách kiểm soát: Dừng lại một lúc, hít thở sâu trấn tĩnh, tự tin trình bày tiếp. Sau khi phát biểu xong dùng cách nói hài hước, khéo léo nhắc bạn “Cảm ơn bạn đã cười ủng hộ, nhưng lần sau không nên như thế nữa”

- Tình huống 2:

+ Cảm xúc: nóng giận, thiếu kiểm soát hành vi.

+ Cách kiểm soát: Dừng lại và bỏ đi nơi khác. Sau khi đã bình tĩnh, cùng bạn ngồi lại nói chuyện để phân tích vấn đề tìm ra chỗ đúng, sai và biện pháp hoá giải mâu thuẫn.

- Tình huống 3:

+ Cảm xúc: nóng giận

+ Cách kiểm soát: Bình tĩnh, hít thở sâu để kiểm soát cảm xúc nóng giận. Đặt mình vào vị trí của em trai để hiểu những khó khăn, cảm xúc lo sợ của em. Thương em nhiều hơn và kiên trì tìm cách giúp em làm bài tập.

b. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc và cho ví dụ minh hoạ

- Bình tĩnh, hít thở sâu, kiểm soát hành vi:

+ Giải thích: Hít thở sâu trì hoãn cảm xúc, giúp lí trí kịp kiểm soát cảm xúc, hành vi.

+ Ví dụ: Khi phát hiện em trai làm hỏng đèn để bàn học, Lan bình tĩnh hit thở sâu để kịp suy nghĩ thông cảm cho em thích tò mò, khám phá để tránh la mắng em, giảng giải cho em hiểu lỗi sai của mình

- Gọi tên cảm xúc mình đang có và xác định nguyên nhân, những ảnh hưởng của cảm xúc đó với bản thân:

+ Giải thích: Xác định mối quan hệ nhân quả, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần đề luôn nỗ lực tìm cách kiểm soát làm chủ cảm xúc.

Ví dụ: Sợ thi điểm thấp

+ Nguyên nhân khách quan: mất danh dự, làm bố mẹ thất vọng

+ Nguyên nhân chủ quan: năng lực, phương pháp học tập còn hạn chế,..

+ Hậu quả: mất ngủ, căng thẳng, lồ lắng.... Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ cũng như việc học tập

c. Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau

- Tình huống 1:

+ Bình tĩnh suy nghĩ tìm nguyên nhân: năng lực, phương pháp, kĩ năng học tập hạn chế,…

+ Báo kết quả với bố mẹ, xin lỗi, hứa sẽ cố gắng hết sức để nâng cao điểm số ở lần kiểm tra sau.

+ Trình bày cách khắc phục để bố mẹ tin tưởng: đọc sách, tìm hiểu thêm về kĩ năng học hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm thầy cô, anh chị,...

- Tình huống 2:

+ Bình tĩnh để suy nghĩ và nhìn nhận nguyên nhân mất xe đạp.

+ Mạnh dạn bảo và xin lỗi bố mẹ về việc để mất xe. Rút ra bài học, hứa sẽ luôn ý thức, không để xảy ra những việc đáng tiếc như thế này.

- Tình huống 3:

+ Nhóm trưởng khuyên các bạn trong nhóm bình tĩnh để nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề. Kim có lỗi là chưa tập trung, nhưng nhóm cũng có lỗi vì chưa giúp đỡ, nhắc nhớ Kim trong quá trình thảo luận.

+ Phân tích cho Kim hiểu hậu quả khi không tập trung học tập sẽ ảnh hưởng đến bản thân và các bạn trong nhóm, yêu cầu Kim nghiêm túc khắc phục.

+ Nhóm rút kinh nghiệm lần sau sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể, đôn đốc, giúp đỡ tất cả các bạn cùng thảo luận tích cực.

d. Chia sẻ cảm nhận của em khi kiểm soát được cảm xúc

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH CÁCH VƯỢT QUAN KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG

a. Chia sẻ những khó khăn trong học tập và cuộc sống của em.

- Những khó khăn của em trong học tập:

+ Khó tập trung học tập

+ Chưa có phương pháp học tập hiệu quả

- Những khó khăn của em trong các mối quan hệ:

+ Khó thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

+ Khó kiểm soát cảm xúc khi có mâu thuẫn với các bạn

b. Thảo luận về cách vượt qua khó khăn

- Xác định khó khăn và các nguyên nhân của khó khăn

Ví dụ:

+ Khó khăn: khó tập trung khi học bài ở nhà

+ Nguyên nhân: dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài, hay nghĩ lan man khi học....

- Xác định và thực hiện các biện pháp cụ thể  để vượt qua khó khăn.

Ví dụ:

+ Chọn vị trí yên tĩnh ở nhà để làm góc học tập

+ Khi học, chia nội dung học ra từng phần nhỏ để duy trì việc tập trung

c. Trao đổi về cách suy nghĩ tích cực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống

- Để vượt qua khó khăn:

+ Bắt đầu một ngày mới bằng suy nghĩ tích cực

+ Luôn nghĩ: Mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ

+ Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chỉ.

+ Nghĩ về những cảm xúc và hành động tốt đẹp đã làm trong ngày trước khi đi ngủ để hôm sau thức dậy với năng lượng tích cực

d. Đề xuất cách vượt qua khó khăn trong những tình huống sau

- Tình huống 1:

+ Xác định khó khăn: học chăm chỉ nhưng kết quả học tập thấp.

+ Nguyên nhân: chưa biết cách học tập.

+ Biện pháp: Đọc sách, nghe chuyên gia nói về kĩ năng, phương pháp học hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, anh chị,...

- Tình huống 2:

+ Xác định khó khăn: khó hoà đồng, kết bạn

+ Nguyên nhân: tính khi nhút nhát, thiếu kĩ năng giao tiếp.

+ Biện pháp: Đọc sách, nghe chuyên gia chia sẻ về kĩ năng giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm từ thầy có, người thân,..

HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

a. Chia sẻ một số tình huống nguy hiểm có thể gặp trong cuộc sống

- Tình huống nguy hiểm từ yếu tố tự nhiên: bão, lũ, sạt lở đất,...

- Tình huống nguy hiểm từ yếu tố xã hội: xâm hại, hoả hoạn....

b. Trao đổi về các biện pháp tự bảo vệ trước một số tình huống nguy hiểm

* Một số biện pháp tự bảo vệ trong tình huống gặp hoả hoạn:

- Khi phát hiện có hoả hoạn:

+ Thông báo cho những người xung quanh

+ Gọi 114

+ Thoát theo các đường hành lang, cầu thang bộ, mái nhà và ban công ở tầng thấp

+ Đi khom lưng hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy

+ Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng

+ Không mở cửa để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng

- Khi bị kẹt trong đám cháy:

+ Phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào càng xa càng tốt

+ Dùng khăn thấm nước, che mặt, che người

+ Đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy

+ Khi bị bén lửa, nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại

* Một số biện pháp tự bảo vệ trong tình huống có thể bị xâm hại tình dục

- Cảnh giác đối với thủ đoạn dụ dỗ của những kẻ xâm hại tình dục (cho quà, rủ đi chơi xa,...)

- Tránh những tình huống không an toàn, có nguy cơ bị xâm hại tình dục

- Tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn tin cậy khi cần thiết

c. Đóng vai nhân vật trong các tình huống và thực hành những cách vượt qua nguy hiểm

HOẠT ĐỘNG 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM

Điều em làm được

Tốt

Khá

Chưa tốt

Nhận diện được một số khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

   

Thực hiện được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.

   

Kiểm soát được cảm xúc trong một số tình huống cụ thể.

   

Nhận diện được một số khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống.

   

Vượt qua được khó khăn trong một số tình huống cụ thể.

   

Thực hiện được những cách suy nghĩ tích cực để vượt qua khó khăn.

   

Tự bảo vệ được trong một số tình huống nguy hiểm.

   
Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST chủ đề 2: Rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc và tự bảo vệ, Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com