Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 2 chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU NHỮNG NÉT NỔI BẬT, ĐÁNG TỰ HÀO VỀ NHÀ TRƯỜNG

a. Xây dựng cây truyền thống với những nét nổi bật, đáng tự hào của trường em.

- Trường học xanh, sạch, đẹp

- Tham gia tích cực phong trào nghiên cứu khoa học

- Đạt nhiều thành tích trong phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.

- Tham gia tích phong trào tình nguyện, thiện nguyện

- Thực hiện tốt các chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi

- Tích cực đổi mới trong dạy và học

b. Thảo luận về những việc em và các bạn có thể làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường

- Nguyên nhân cần hợp tác, kết quả khi hợp tác: 

+ thành tích trong học tập và hoạt động

+ những nét nổi bật, đáng tự hào của nhà trường đều được tạo nên từ chính sự hợp tác giữa thầy trò, bạn bè.

- Hoạt động hợp tác mang lại những lợi ích to lớn cho mỗi cá nhân. Nâng cao hợp tác trong học tập với thầy cô, bạn bè giúp mình hiểu bài, học tập tốt hơn. Tuy nhiên, hợp tác trong khi làm bài kiểm tra là hoạt động không tốt, không giúp bạn mà còn hại bạn.

HOẠT ĐỘNG 2. HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP CHUNG

- Những hành vi, lời nói thể hiện sự hợp tác với thầy cô:

+ Tập trung chú ý nghe giảng, tham gia tích cực trả lời câu hỏi,...

+ Chủ động chia sẻ những hiểu biết, đặt câu hỏi để hiểu bài sâu sắc,...

+ Sự cầu thị, học hỏi, lắng nghe tích cực khi thầy cô nhận xét, phê bình

- Những hành vi, lời nói thể hiện sự hợp tác với các bạn:

+ Trong nhiệm vụ chung là học tập: thể hiện sự hợp tác với các bạn thông qua trao đổi, thảo luận nhóm; đôi bạn cùng tiến...

+ Trong nhiệm vụ chung là hoạt động phong trào: thể hiện sự hợp tác với các bạn thông qua việc rủ các bạn cùng tham gia; không kì thị, ghét bỏ,...

+ Trong nhiệm vụ chung là hoạt động phong trào: thể hiện sự hợp tác với các bạn thông qua việc rủ các bạn cùng tham gia; không kì thị, ghét bỏ,...

+ Sự cầu thị, học hỏi, lắng nghe tích cực, phối kết hợp hiệu quả phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế của các thành viên trong nhóm

+ Chủ động xin sự hỗ trợ; kêu gọi, giúp đỡ các bạn trong khi HS thực hiện nhiệm vụ học tập được giao,...

b. Thảo luận nhóm về cách hợp tác HS thực hiện nhiệm vụ học tập chung

- Xác định đúng nhiệm vụ chung của nhóm được giao: Các nhóm họp và thống nhất ý tưởng, cách HS thực hiện nhiệm vụ học tập chung (nhóm phụ trách dựng trại, nhóm trang trí, nhóm hậu cần,...).

- Tương trợ và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ: Sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ (khi cần). Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ học tập được giao, chủ động xin hỗ trợ (nếu cần) từ phía thầy cô, các bạn trong nhóm,...

- Phản hồi và trao đổi thường. xuyên với nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: Lên lịch họp nhóm, lựa chọn địa điểm họp nhóm, thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi và trao đổi về mức độ hoàn thành, những thuận lợi, khó khăn khi HS thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Thảo luận, phân chia nhiệm vụ cá nhân phù hợp với năng lực của từng thành viên: Trao đổi, thảo luận và thống nhất cách phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân đảm bảo phù hợp với năng lực (khéo léo, vẽ đẹp, thuyết trình tốt,...), điều kiện (nhà gần trường có thể mang những vật dụng cồng kềnh,...) của từng thành viên trong nhóm.

c. Đóng vai xử lí tình huống thể hiện sự hợp tác HS thực hiện nhiệm vụ học tập chung

HOẠT ĐỘNG 3. HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NẢY SINH

a. Chia sẻ nhóm cặp về các vấn đề nảy sinh khi HS thực hiện nhiệm vụ học tập chung và cách giải quyết

- Mâu thuẫn trong phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên

=> Trao đổi, điều chỉnh và thống nhất lại sự phân chia để đảm bảo phù hợp và công bằng giữa các cá nhân.

- Có nhiều ý kiến khác nhau trong cách giải quyết vấn đề

=> Thống nhất các ý kiến dựa trên nguyên tắc số đông hoặc xin hỗ trợ của giáo viên

- Có thành viên chưa tham gia HS thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

=> Nhắc nhở tiến độ thực hiện, hỗ trợ những thành viên gặp khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Quan điểm, cách suy nghĩ khác với thầy cô về một vấn đề

=> Giải thích một cách lễ phép để thấy cô hiểu và đồng cảm với quan điểm, cách suy nghĩ của mình.

b. Đóng vai xử lí tình huống thể hiện sự hợp tác khi giải quyết vấn đề nảy sinh

HOẠT ĐỘNG 4. PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HOÀ ĐỒNG VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

a. Thảo luận về các hành vi thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn

- Chủ động chào hỏi

- Chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với người mình tin tưởng

- Lắng nghe tích

- Tôn trọng, không phân biệt kì thị.

b. Đóng vai thể hiện sự hoà đồng với thầy cô và các bạn trong các tình huống

- Sự hoà đồng được thể hiện không chỉ thông qua sự thân thiện, vui vẻ,... mà còn được thể hiện thông qua sự cởi mở, chủ động, kêu gọi, mời gọi,... cùng tham gia và đặc biệt tránh kì thị, ghét bỏ,...

- Sự hoà đồng là thể hiện sự tôn trọng với thầy cô và các bạn, cần thể hiện sự tự tin, lễ phép đúng mực; tránh tình trạng tự kiểu hay tự ti trong giao tiếp ứng xử với thầy cô và các bạn.

c. Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển được mối quan hệ hoà đồng với bạn bè, thầy cô

- Mình cảm thấy rất vui vì chúng ta chơi hoà đồng, thân thiện….

HOẠT ĐỘNG 5. HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN THỰC HIỆN PHONG TRÀO XÂY DỰNG LỚP HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP DO ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC

a. Thảo luận về các tiêu chí của lớp học xanh, sạch, đẹp

XANH: 

- Trồng cây xanh, cây hoa có lợi cho sức khoẻ và có thể sinh trưởng trong không gian lớp học

- Thay đổi giống cây trồng theo mùa

SẠCH:

- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng

- Bỏ rác đúng nơi quy định

ĐẸP:

- Thiết kế không gian trưng bày các cây xanh, cây hoa đảm bảo hiệu quả sử dụng và có tính thẩm mĩ

- Trang trí các không gian khác trong lớp học

b. Thực hiện và đánh giá hiệu quả phong trào xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp

- Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án và lợi ích khi thực hiện dự án do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.

- Bước 2: Xác định những việc làm cần thực hiện: lựa chọn vật liệu tái chế và thực hiện làm giỗ, chậu cây; lựa chọn cây xanh, cây hoa để trồng trong các vật liệu tái chế; thiết kế không gian lớp học bằng sản phẩm vừa tạo.

- Bước 3: Triển khai thực hiện các việc làm đã xác định trong khoảng thời gian nhất định.

- Bước 4: Tuyên truyền các bạn trong lớp, các thành viên trong gia đình, trong khu dân cư cùng thực hiện để tạo không gian lớp học xanh, sạch, đẹp: các việc làm, xác định người thực hiện, nguồn hỗ trợ và thời gian thực hiện dự án.

- Bước 5: Đánh giá hiệu quả của thực hiện dự án trong khoảng thời gian nhất định.

HOẠT ĐỘNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRẢI NGHIỆM

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 CTST chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ hòa đồng và hợp tác, Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm 7

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com