[toc:ul]
* Một số nghề hiện có ở địa phương
- Bác sĩ
- Giáo viên
- Nông nghiệp
- Thợ xây dựng
- Đầu bếp
- Ngân hàng
* Đặc trưng cơ bản của nghề em tìm hiểu được
Tên nghề | Công việc đặc trưng | Trang thiết bị, dụng cụ |
Nuôi trồng thủy sản | + Lai tạo, chọn giống thủy sản tốt + Theo dõi và ghi lại sự phát triển của thủy sản. + Thu hoạch, cải tạo khu nuôi trồng thủy sản. | Lưới, vợt vớt cá, máy sục khí,… |
Điêu khắc đá mĩ nghệ | + Xẻ đá và ra phôi + Khắc chữ, trang trí hoa văn, tạo chi tiết cho sản phẩm. + Tạo màu cho sản phẩm. | Búa, đục, khoan, cưa, máy cắt, máy tiện,… |
Thợ may | + Thiết kế mẫu + Lên các số đo cần thiết + Đo, cắt may theo các kích thước | Vải vóc, kim, chỉ, cúc, nút, khuy, kéo, thước may, phấn… |
* Một số nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề
Nghề | Rủi ro, nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng | Cách sử dụng an toàn |
Nhân viên văn phòng | Bức xạ có thể là nguyên nhân của một số bệnh về tim mạch, thị giác. | + Tắt các thiết bị máy tính, điện thoại, wifi khi không sử dụng + Sắp xếp kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lí. |
Thợ cơ khí | Tiếng ồn làm giảm thị lực, gây ảo giác | + Sử dụng vật liệu cách âm + Thường xuyên bôi dầu mở để máy móc, đồ dùng vận hành êm. + Sử dụng trang bị bịt tai, chống ồn. |
Lính cứu hỏa | Bị bỏng, nguy hiểm tính mạng | + Mặc đồ bảo hộ + Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tính huống nguy hiểm. |
Thợ điện | Điện giật, ngã | + Trang bị bảo hộ đầy đủ + Tuân thủ các biện pháp an toàn khi thực hiện sửa chữa điện cũng như thực hiện đúng quy trình khi tiến hành sửa chữa. |
* Cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương
- Đọc kĩ bản hướng dẫn an toàn lao động.
- Kiểm tra thường xuyên sự an toàn của các thiết bị lao động
- Kiểm tra sức khỏe cá nhân và lao động theo đúng thời gian quy định.
- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
- Tập trung, chú ý trong quá trình làm việc.
- …
* Phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương
- Kế toán:
+ Phẩm chất: cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ
+ Năng lực: tính toán, phân tích, tổng hợp
- Bán hàng:
+ Phẩm chất: cởi mở, niềm nở, kiên nhẫn
+ Năng lực: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, hiểu biết rõ về sản phẩm, trang trí, bày biện đẹp mắt, hiểu tâm lí khách hàng
- Bác sĩ:
+ Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, dũng cảm
+ Năng lực: khám và điều trị bệnh, xây dựng phác đồ điều trị, có kiến thức về quy trình, quy chuẩn theo yêu cầu của ngành y.
* Trao đổi với bố mẹ, người thân
- Mục đích trao đổi: Để hiểu rõ hơn về nghề và kì vọng của gia đình đối với bản thân.
- Nội dung trao đổi: Tìm hiểu về phẩm chất và năng lực của người làm nghề.
- Đúc kết bài học của bản thân: Nên lựa chọn nghề nào để phù hợp với bản thân.
* Chia sẻ với thầy cô và các bạn những nội dung em tìm hiểu được:
- Nghề nhà báo:
+ Phẩm chất: trung thực, dũng cảm,…
+ Năng lực: giao tiếp, trình bày…
+ Ý kiến của HS: Quan tâm và có hứng thú
- Nghề hướng dẫn viên du lịch:
+ Phẩm chất: linh hoạt, khéo léo, chịu khó…
+ Năng lực: giao tiếp, ngôn ngữ…
+ Ý kiến của HS: nghề đang được quan tâm, được đi nhiều nơi…
*Xác định phẩm chất và năng lực của bản thân
Gợi ý: Khá lóng ngóng, vùng về nên không phù hợp với nghề bác sĩ
- Các phẩm chất, năng lực phù hợp:
+ Bình tĩnh, tỉ mỉ, khéo léo
+ Tự tin trước mọi tình huống
+ Linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống
- Các phẩm chất, năng lực chưa phù hợp:
+ Thiếu bình tĩnh, tự tin
+ Lóng ngóng, vụng về
- Hướng khắc phục:
+ Nắm vững những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề bác sĩ
+ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận
* Xác định nghề phù hợp với các nhân vật trong tình huống
Tình huống 1:
- Những nghề phù hợp:
+ Giáo viên
+ Nhà báo
+ Hướng dẫn viên du lịch
- Những yêu cầu cần rèn luyện:
+ Xây dựng kế hoạch
+ Quản lí tốt thời gian
+ Đặt lịch, ghi chú công việc
Tình huống 2:
- Những nghề phù hợp:
+ Lập trình viên
+ Công nghệ thông tin
+ Kiến trúc sư
+ Thiết kế đồ họa
- Những yêu cầu cần rèn luyện
+ Mạnh dạn trong giao tiếp
+ Tích cực lên bảng, phát biểu bài
+ Tích cực tham gia hoạt động nhóm
+ Rèn luyện tính kiên trì và khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân
* Chia sẻ về những nghề phù hợp với một số phẩm chất, năng lực của em
Những điều em làm được | Tốt | Khá | Chưa tốt |
1. Nêu được một số nghề ở địa phương. | |||
2. Xác định được những công việc đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương. | |||
3. Chỉ ra được những yêu cầu về an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương. | |||
4. Xác định được một số nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình lao động nghề nghiệp và cách giữ an toàn. | |||
5. Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm một số nghề ở địa phương. |