[toc:ul]
- Kĩ năng từ chối là khi em nhận được lời đề nghị, yêu cầu mà:
+ Em không thực sự muốn làm.
+ Em không có khả năng thực hiện.
+ Em nhận thấy đề nghị (yêu cầu) đó không thuộc trách nhiệm/nhiệm vụ của em.
+ Em nhận thấy đề nghị (yêu cầu) đó là những việc xấu, việc sai trái.
+ Em cảm thấy việc làm đó ảnh hưởng không tốt, gây nguy hiểm đến bản thân (sức khoẻ, tinh thân, học tập,... của em).
- Trong cuộc sống, không tránh khỏi những lúc chúng ta cần thực hiện kĩ năng từ chối. Thay vì miễn cưỡng chấp nhận những yêu cầu hoặc lời đề nghị mà chúng ta không mong muốn, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để từ chối người khác.
- Khi không thực sự thoải mái hoặc không muốn làm một việc gì đó, chúng ta có nhiều cách để từ chối như:
+ Đề xuất một phương án thay thế.
+ Nêu một thời điểm khác/đối tượng khác phù hợp hơn.
+ Nêu rõ lí do mình không thể thực hiện.
+ Đôi khi, thẳng thắn nói.
Trong cuộc sống, không tránh khỏi những lúc chúng ta cần thực hiện kĩ năng từ chối. Thay vì miễn cưỡng chấp nhận những yêu cầu hoặc lời đề nghị mà chúng không mong muốn, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để từ chối người khác.
Ai cũng có thể gặp phải một số trở ngại khi chúng ta thực hiện kĩ năng từ chối, vì vậy, cần thực hành và rèn luyện kĩ năng từ chối ngay trong những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của các em
=> Kết luận: Biết từ chối những yêu cầu hoặc lời đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng thực hiện của bản thân hoặc chưa đủ điều kiện thực hiện là biểu hiện của người biết làm chủ bản thân.
Ai cũng có thể gặp phải một số trở ngại khi chúng ta thực hiện kĩ năng từ chối, vì vậy, cần thực hành và rèn luyện kĩ năng từ chối ngay trong những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của các em
=> Kết luận: Biết từ chối những yêu cầu hoặc lời đề nghị chứa đựng yếu tố rủi ro, vượt quá khả năng thực hiện của bản thân hoặc chưa đủ điều kiện thực hiện là biểu hiện của người biết làm chủ bản thân.