[toc:ul]
- Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại.
+ Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới.
+ Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng.
+ Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại.
+ Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần:
+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.
+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài.
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỌC TẬP LỊCH SỬ SUỐT ĐỜI
Cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời vì:
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử học được ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ.
- Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử phát triển và biến đổi không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu, quan điểm, nhận thức, lĩnh vực nghiên cứu mới.
- Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người ngày hôm nay sẽ thay đổi cho tương lai.
- Giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, tạo ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp,....
2.2 THU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN VÀ SỰ KIỆN ĐỂ LÀM GIÀU TRI THỨC LỊCH SỬ
Cách thức thu thập và xử lí thông tin sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:
- Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập, để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tìm hiểu lịch sử.
- Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
- Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
2.3 KẾT NỐI KIẾN THỨC, BÀI HỌC LỊCH SỬ VÀO CUỘC SỐNG
Nội dung | Cá nhân | Xã hội |
Vai trò | - Trang bị những hiểu biết về quá khứ. - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng. | - Trang bị những hiểu biết về quá khứ. - Cơ sở để cả đồng cùng chung sống và phát triển. |
Ý nghĩa | - Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng. - Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ. | - Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng - Chung sống trong thế giới đa dạng - Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại. |
- Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực:
+ Giải thích hiện tượng băng tan ở Bắc Cực: Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ yếu là do con người. Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
+ Tác động của hiện tượng này đối với nhân loại:
Biến đổi khí hậu.
Nắng nóng kéo dài.
Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển.
Mực nước biển dâng cao.
Băng tan gây ô nhiễm không khí.
Ảnh hưởng tới động vật.