[toc:ul]
1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Nội dung | Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba |
Thời gian diễn ra | Nửa sau thế kỉ XX. |
Nơi khởi đầu | Khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó phát triển ở các nước khác như Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức. |
Nguyên nhân/ nguồn gốc | - Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. - Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao. - Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. - Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí. - Khủng hoảng năng lượng và sự cạn kiệt của TNTN. |
Điều kiện | Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa. |
Đặc điểm | Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. |
1.2 TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN
1. Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba | |
Máy tính điện tử | - Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy băng điện tử chân không. Sự ra đời của máy tính điện tử dẫn đên tự động hoá trong quả trình sản xuất. - Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiêu ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính. - Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hoá. |
Internet | - Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đâu tiên của internet và đặt những nên tảng cho mạng Internet ngày nay. - Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Công cụ đơn giản và miễn phí để thu thập thông tin từ internet là World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và Internet phát triên đồng nhất với tốc độ chóng mặt. |
Công nghệ thông tin | Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. Máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu. |
Thiết bị điện tử | Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. |
Lĩnh vực khác: vật liệu mới, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công nghiệp vũ trụ. | Đạt được nhiều thành tựu. |
2.1 TÌM HIỂU VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Nội dung | Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư |
Thời gian bắt đầu | Đầu thế kỉ XXI |
Nơi khởi đầu | Khởi đầu là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp. |
Nguyên nhân/ Nguồn gốc | - Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao. - Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các nước. - Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu mới. |
Điều kiện | Những thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. |
Đặc điểm | Kết nối các hệ thống dữ liệu và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. |
2.2 TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN
- Trí tuệ nhân tạo:
+ Là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh,
+ Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng...
+ Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người
tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và số hoá nên kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.
- Internet kết nối vạn vật:
+ Được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm... và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
+ Có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến,...
- Dữ liệu lớn:
+ Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Với đặc điểm như trên, + Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo....
- Công nghệ sinh học:
+ Là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới.
+ Chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phâm, chân đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,...
- Đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán đám mây,...
3.1 TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA
- Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.
- Cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuât của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.
3.2 TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG
Tác động | Đối với xã hội | Đối với văn hóa |
Tích cực | - Sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần. - Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị. | - Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người. - Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn. - Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất. - Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân. |
Tiêu cực | Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hoá, giá trị truyền thống của các cộng đồng,... | - Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet,... - Phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”. - Nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống. - Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại. |
Việt Nam đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào? | ||
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản: - Về thuận lợi: + Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. + Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. + Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. + Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai… - Về khó khăn: + Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. + Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế. + Đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. |