[toc:ul]
Tên cuộc khởi nghĩa/ Năm khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Chống chính quyền cai trị | Diễn biến chính, kết quả | Ý nghĩa |
Hai Bà Trưng | Trưng Trắc, Trưng Nhị | Nhà Hán | - Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). - Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh (Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). → Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. - Năm 43, khởi nghĩa bị đàn áp, thất bại. | - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Giành độc lập dân tộc, kết thúc hoàn toàn hơn một nghìn năm Bắc thuộc. |
Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | Nhà Ngô | - Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. - Nhà Ngô huy động lực lớn mới đàn áp được. | |
Lý Bí | Lý Bí, Triệu Quang Phục | Nhà Lương và nhà Tùy | - Năm 542: Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. - Năm 544: khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục nắm quyền lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa. - Năm 545: Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân đánh nhà Lương, giành thắng lợi. - Năm 602: nhà Tùy đem quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại. | |
Phùng Hưng | Phùng Hưng | Nhà Đường | - Cuối thế kỉ VIII, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Nội), đánh chiếm phủ Tống Bình, quản lí đất nước trong một thời gian. - Nhà Đường đem quân đàn áp, khởi nghĩa thất bại. |
a. Bối cảnh lịch sử
- Trong vòng 20 năm đô hộ Đại Việt, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam:
+ Về hành chính: đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.
+ Về kinh tế - xã hội: đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt người tài đem về nước phục dịch.
+ Về văn hóa: bắt dân ta phải theo phong tục Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hóa Việt.
- Nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng,…
→ Bị đàn áp.
- Lê Lợi triệu tập nghĩa sĩ, hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
b. Diễn biến chính
c. Ý nghĩa lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi.
- Chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
a. Bối cảnh lịch sử
- Phong trào Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng.
- Nhân dân bất bình, đứng lên đấu tranh:
+ Cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa).
+ Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),…
→ Đều thất bại.
- Phong trào Tây Sơn bùng nổ: thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
b. Diễn biến chính
Năm 1771 | Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Năm 1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn. |
Năm 1774 | Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Năm 1778 | Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Quy Nhơn, Bình Định). |
Năm 1785 | Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Thanh. |
Năm 1786 | - Tháng 6: hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - 21/7: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Năm 1788 | - Giữa 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống trốn sang Kinh Bắc. - Tháng 12/1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quan Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
c. Ý nghĩa lịch sử
- Lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh, Nguyễn.
- Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược của nhà Thanh và quân Xiêm.
- Bài học về xây dựng lực lượng: là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.
- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đây là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Bài học về nghệ thuật quân sự: kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm, mưu trí, phong phú, độc đáo.