Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài 9: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 9: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng,..).

- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm.

- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.

- Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả.

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO TRÊ CÓC

1. Đây là một văn bản nghị luận chứ không phải một văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật 

- Ở đây, sự khác biệt của văn bản nghị luận chủ yếu thể hiện ở các luận điểm đánh giá theo quan điểm riêng, góc nhìn riêng của người viết về tác phẩm. Dĩ nhiên, bài viết cũng cung cấp một số thông tin khách quan về tác phẩm, nhưng những thông tin này được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập.

2. Tính đặc thù của những bằng chứng được nêu trong bài viết

- Tính đặc thù đó gắn liền với sự miêu tả” của người viết về các phương diện khách quan của tác phẩm (bố cục, màu sắc, hình khối, đường nét,...), khác với việc trích dẫn các câu văn, câu thơ khi ta viết một bài nghị luận văn học.

3. Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện

- Cần có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về (bao gồm việc nắm được các thuật ngữ chuyên ngành ở mức độ nhất định).

- Cần có hứng thú thật sự với tác phẩm trên cơ sở từng nghe, xem, thưởng lãm nó theo điều kiện thực tế cho phép.

- Cần có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.

III. ĐỀ TÀI VÀ TÌM Ý

- Nên chọn những tác phẩm đã có cuộc tiếp xúc trực tiếp, có đủ thông tin (qua tra cứu, tìm hiểu), khi viết có thể huy động những kiến thức vốn có.

- Để tìm ý, có thể trả lời một số câu hỏi sau: 

+ Tác phẩm của ai, tên là gì, được hoàn thành trong bối cảnh và thời điểm nào?

+ Nội dung đề cập đến vấn đề gì?

+ Tác phẩm được sáng tác theo phong cách hoặc trường phái nào?

+ Đề cập đến thành công và hạn chế về cách mặt nội dung và nghệ thuật.

+ Dấu ấn trong đời sống văn hóa – tinh thần của cộng đồng.

IV. LẬP DÀN Ý

- Mở bài: Nếu được thông tin cơ bản của tác phẩm.

- Thân bài: 

+ Khái quát tác phẩm.

+ Phân tích khía cạnh nổi bật với đầy đủ lí lẽ, bằng chứng.

+ Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có được sự thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú với tác phẩm.

- Kết bài: Đánh giá chung vẻ tác phẩm.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài 9: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com