[toc:ul]
- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề.
- Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.
- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.
- Khi chọn đề tài cần lưu ý:
+ Đó có phải đề tài thiết thực và đáng được quan tâm trong cuộc sống hiện nay hay không?
+ Đề tài có nhiều hướng tiếp cận, mang đến nhiều góc nhìn hay không?
+ Đề tài đã phù hợp với học sinh trung học phổ thông hay không (không lựa chọn đề tài nhạy cảm, không phù hợp với HS).
- Có thể lựa chọn đề tài dựa vào những gợi ý sau:
+ Với học sinh Trung học phổ thông, giữa tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống, điều gì quan trọng hơn?
+ Sở thích của bản thân và yêu cầu của cha mẹ, đâu là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh?
+ Giải pháp nào để xử lí mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?
- Phát biểu phải thể hiện được rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.
- Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần đi vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng.
- Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế.
- Quan điểm đưa ra không được mơ hồ, ý kiến phải thực sự rõ ràng, cụ thể, không diễn đạt vòng vo, thiếu nhất quán.