Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài 9: Cách giải thích nghĩa của từ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 9: Cách giải thích nghĩa của từ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CÁC CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

- Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,..). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng:

+ Giải thích bằng hình thức trực quan: chi vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).

+ Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ.

+ Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.

+ Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó, nếu nghĩa chung của từ. yếu tố trong từ được giả.

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: phải nêu đầy đủ các khía cạnh của khái niệm, vừa chỉ được “loại” mà đối tượng phụ thuộc vào, vừa chỉ được đặc thù của đối tượng so với các đối tượng khác cùng loại.

- Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: trong một số trường hợp, có thể nêu cùng lúc 2 – 3 từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để người tiếp nhận nắm bắt thuận lợi hơn về sắc thái nghĩa tinh tế của từ được giải thích.

Lưu ý: Thông thường, từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa dùng để giải thích cần phải phổ biến, dễ hiểu hơn so với từ được giải thích.

- Làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó tổng hợp lại: Cách giải thích này có thể áp dụng đối với đa số từ ghép. Yếu tố dùng trong từ ghép có thể có nhiều nghĩa, vì vậy, khi giải thích, phải phán đoán để chọn đúng nghĩa nào có thể tương thích với nghĩa của yếu tổ còn lại. 

Lưu ý:

- Cách giải thích nêu trên không áp dụng cho loại từ ghép mang nghĩa biệt lập hoặc nghĩa thuật ngữ chuyên môn như: quân tử, tiểu nhân, kinh tế, du kích,...

- Sau khi đã giải thích nghĩa của từng yếu tố tạo nên từ, cần phải chú ý mối quan hệ giữa các yếu tố đó để thực hiện việc tổng hợp nghĩa. Mỗi loại từ ghép (ví dụ: từ ghép đẳng lập như giang sơn, xã tắc,... ; từ ghép chỉnh phụ như vĩ nhân, danh nhân,...) sẽ đòi hỏi những cách tổng hợp nghĩa khác nhau.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài 9: Cách giải thích nghĩa của từ, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Copyright @2024 - Designed by baivan.net