Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài Ôn tập học kì II

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài Ôn tập học kì II. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN ĐỌC

1. Sơ đồ hoá danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

- GV gợi mở theo sơ đồ PHỤ LỤC 5. 

2. Bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phần Tri thức ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

- GV gợi mở theo bảng PHỤ LỤC 6.

3. So sánh giữa Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai

- Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") so với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai khác nhau chủ yếu ở phần sự nghiệp sáng tác của hai tác giả. 

+ Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai đưa chia ra thành 2 phần: Nội dung thơ văn và Đặc điểm nghệ thuật.

+ Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") đã chia ra rất rõ ràng và cụ thể

  • Văn học chữ Hán: 3 tác phẩm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
  • Văn học chữ Nôm: giới thiệu chung và Truyện Kiều với các mục rất rõ ràng: nguồn gốc đề tài, cốt truyện và vị trí, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật.

=> Như vậy, bài học về tác gia văn học thường sẽ chia thành 2 mục: Tiểu sử và sự nghiệp văn học. Với phần tiểu sử sẽ cung cấp những thông tin về thân thế, cuộc đời của tác gia. Phần sự nghiệp sẽ nêu những sáng tác nổi bật cũng như những đóng góp của tác gia đó đối với nền văn học nước nhà. Đặc biệt, mỗi tác giả sẽ khẳng định tên tuổi của mình bằng một tác phẩm để đời ví dụ như Nguyễn Du với Truyện Kiều, Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo,… vậy nên cũng cần có một phần riêng tập trung về các tác phẩm đó.

II. Ý NGHĨA CỦA CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC VĂN BẢN Ở SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11, TẬP HAI.

1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

- Đây là hai biện pháp được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là thơ, giúp chúng ta nắm bắt được những nhịp điệu, nội dung nổi bật mà tác giả nhấn mạnh trong tác phẩm,…

2. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

- Khi nắm nắm bắt được những hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, ta sẽ nắm bắt được cách sử dụng từ ngữ và những liên tưởng tượng độc đáo của tác giả khi hình dung về đối tượng được nói đến.

3. Phương tiện phi ngôn ngữ

- Khi nắm bắt được những phương tiện độc đáo trong văn bản, ta có thể hình dung rõ ràng và cụ thể về đối tượng mà tác giả đề cập đến, giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động, phong phú hơn…

4. Cách giải thích nghĩa của từ

- Với những văn bản dùng từ Hán Việt hoặc nhiều điển tích điển cố, ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chúng, nắm bắt được cách giải thích nghĩa của từ là một cách để khám phá văn bản được sâu hơn và tường tận hơn.

III. CỦNG CỐ PHẦN VIẾT

1. Những kiểu bài viết đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

a. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

+ Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung). Giới thiệu khái quát về tác giả.

+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

+ Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.

+ Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

b. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

+ Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về sự vật, hiện tượng đó.

+ Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sự vật, hiện tượng đó.

+ Rút ra ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

+ Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận.

c. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

+ Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về sự vật, hiện tượng đó.

+ Làm sáng tô sự vật, hiện tượng trong tự nhiên theo trình tự phù hợp với đặc điểm của đối tượng được thuyết minh.

+ Nêu được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

+ Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

d. Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

+ Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng,..).

+ Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm...

+ Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.

+ Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả.

IV. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHẦN NÓI VÀ NGHE ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11, TẬP HAI VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐÓ.

1. Giới thiệu một tác phẩm văn học

- Ý nghĩa: cung cấp những thông tin cơ bản về tác phẩm cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó, để giới thiệu tác phẩm cho nhiều người biết đến hơn cũng như bày tỏ được quan điểm, sở thích cá nhân của người nói.

2. Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

- Ý nghĩa: giúp HS biết tìm kiếm thông tin, quan tâm hơn đến những vấn đề trong đời sống, trình bày được ý kiến của bản thân và của người khác để thể hiện sự tán thành hay phản bác, khai thác một vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh để có cái nhìn toàn diện, bao quát.

3. Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Ý nghĩa: tìm ra những góc nhìn mới, thể hiện những phân tích có chiều sâu, nhìn nhận toàn diện về một vấn đề đáng quan tâm, rèn luyện cho người nói tư duy phản biện sắv bén và ứng phó nhanh để có thể chứng minh tính đúng đắn của những lí lẽ mình đưa ra…

4. Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

- Ý nghĩa: biết cách lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức và chia sẻ, biết tìm tòi, khai thác sâu vào những giá trị cốt lõi của tác phẩm nghệ thuật và thể hiện được cá tính, sở thích cá nhân trong việc lựa chọn tác phẩm nghệ thuật.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài Ôn tập học kì II, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com