Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 1: Ôn tập

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1: Ôn tập. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. Bài tập 1

Một số điểm giống và khác nhau giữa hai VB là:

Bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai VB Lời của cây và Sang thu (đính kèm bên dưới hoạt động).

II. Bài tập 2

Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ:

+ Thể thơ: 5 chữ.

+ Vần: vần chân cách.

+ Nhịp: 2/3, 3/2.

III. Bài tập 3

- Không thể lược bỏ từ mãi, vẫn, không vì:

+ mãi thực hiện chức năng bổ sung cho động từ rền rĩ ý nghĩa: một cách kéo dài liên tục như không dứt.

+ vẫn và không thực hiện chức năng bổ sung cho động từ thấy ý nghĩa: biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn và phủ định đối với hành động được nêu ở động từ.

=> Tất cả các từ ấy làm cho câu văn trở nên rõ nghĩa hơn, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết hơn cho người đọc.

- Phó từ chuyên đi kèm danh từ, động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ.

IV. Bài tập 4

* Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ:

- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.

- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.

- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.

- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

V. Bài tập 5

Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

VI. Bài tập 6

Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta nên dùng các từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì tóm tắt cần có sự ngắn gọn, đủ ý và cần thiết để hiểu ý chính của người khác một cách mạch lạc.

VII. Bài tập 7

Bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai VB Lời của cây và Sang thu

Văn bản

Phương diện            so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Cảm nhận về thiên nhiên, sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên.

- Thể thơ bốn chữ, chủ yếu dùng vần chân.

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hoá.

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện sự nâng niu sự sống.

- Thay mật cây gửi thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cáy, loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

- Thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu.

- Thông điệp của bài thơ: Hãy biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà thú vị từ thiên nhiên, tạo vật.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 1: Ôn tập, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net