[toc:ul]
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.
1. Đọc văn bản
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể 5 chữ.
Câu 2. Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật:
- Hình ảnh: cây, bầu trời, chim se sẻ, ong, mưa phùn, sương mờ, khói bếp, ngõ quê, chân nhỏ, hình ảnh chủ thể trữ tình, bàn tay, dáng mẹ, nụ cười của mẹ.
- Các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh.
Câu 3. Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì các biện pháp tu từ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 4. Làm thơ không phải là chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối đã thể hiện hai đặc điểm đó. Cụ thể là trong các câu thơ: Màn sương ôm dáng mẹ và Trong nụ cười của mẹ/Cả mùa xuân sáng bừng.
Câu 5. Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng hai loại vần: vần chân liền và vần chân cách.
Câu 6. Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, chúng ta học được về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
+ Cần xác định được thể thơ.
+ Nắm rõ về đối tượng trong bài thơ.
+ Cần xây dựng những hình ảnh và sử dụng biện pháp nghệ thuật phù hợp.
Bước 1: Trước khi viết
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Bước 3: Làm thơ
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ