Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 10: Đọc Đợi mẹ (Vũ Quần Phương)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 10: Đọc Đợi mẹ (Vũ Quần Phương). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

 - Dựa vào hình thức thơ: chia từng khổ, có vần nhịp điệu,...

- Cần chú ý gieo vần điệu (vần chân, vần lưng,...) và cách ngắt nhịp thơ linh hoạt tùy vào mỗi bài thơ...

- Em hình dung thấy hình ảnh một đêm trăng sáng với cánh đồng lúa, ngọn bếp lửa chưa ấm và căn nhà tranh trống trải.

- Mẹ đã bế em bé vào nhà, dựa vào câu thơ cuối mà em cho là vậy.

- Bố cục:

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: hình ảnh em bé đợi mẹ.

+ Phần 2: 7 câu tiếp theo: miêu tả cảnh vật về đêm.

+ Phần 3: còn lại: mẹ vẫn chưa về

2. Tác giả

- Tên: Vũ Quần Phương

- Năm sinh: 1940

- Quê quán: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Cuộc đời: Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương.

- Thể loại sáng tác: Thơ ca, phê bình văn học,…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc và suy tư.  

- Tác phẩm tiêu biểu Cỏ mùa xuân (1940), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Cát sáng (1985), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996),…

3. Tác phẩm

- In trong tập Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động 2012.  

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Cách gieo vần, ngắt nhịp

- Cách gieo vần linh hoạt:

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

+ Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

+ ... lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

- Cách ngắt nhịp độc đáo: dòng 2, 8 và dòng 3, 11.

=> Làm cho âm hưởng bài thơ thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.

2. Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

 

Biểu hiện

Từ ngữ

Ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế.

Hình ảnh

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

Biện pháp tu từ

Nhân hóa.

=> Thể hiện tâm trạng mong ngóng, trông chờ đợi mẹ của em bé.

3. Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”

- Câu thơ diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ tình yêu mẹ của bé (chờ mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè) cũng như tình yêu bé của mẹ (âu yếm, thương yêu).

- Hình ảnh ví bé như nỗi đợi vẫn nằm mơ là một cách nói rất độc đáo, thú vị. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tình cảm trìu mến, thương yêu của tác giả cũng như là tình cảm của em bé dành cho mẹ của mình.

- Tình cảm đó thể hiện ở hình ảnh em bé đợi chờ và trông mong mẹ, nhớ những hình ảnh lao động vất vả của mẹ.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do sáng tạo.

- Lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ biện pháp tu từ độc đáo.

- Sử dụng lối gieo vần linh hoạt và ngắt nhịp uyển chuyển.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 10: Đọc Đợi mẹ (Vũ Quần Phương), ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net