Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 6: Tự học Một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6: Tự học Một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Vì tự học là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Sự hiểu biết của loài người là thế giới mênh mông được đúc kết lại trong sách vở.

- Mục đích của những trích dẫn:

+ Tăng hiệu quả, uy tín khi nói về ý nghĩa của tự học.

+ Giúp bài văn có cái nhìn đa chiều, phong phú.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “nó là một cái thú”: Đặt vấn đề lợi ích của tự học.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “đọc sách một giờ mà không hết buồn”: Giải quyết vấn đề lợi ích của tự học.  

+ Phần 3: Còn lại: Tổng kết vấn đề lợi ích của tự học.

2. Tác giả

- Tên: Nguyễn Hiến Lê

- Năm sinh – năm mất: 1912 – 1984.

- Quê quán: Quảng Oai, Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội).

- Là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hóa với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu: Kim chỉ nam (1951), Nghệ thuật nói trước công chúng (1953), Tương lai trong tay ta (1962), Hương sắc trong vườn văn (1962),… 

3. Tác phẩm 

- Trích Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Đặt vấn đề lợi ích của tự học

- Văn bản được viết ra để thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học.

- Tự học là “cần thiết”, là “một cái thú”, “không phải là một sự bắt buộc”, “tự do”, “tự chủ”

=> Nhận xét:

Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tự học là cần thiết, là một “cái thú”, đồng thời, đặt vấn đề tự học là do chính bản thân mình muốn, mình lựa chọn chứ không phải bắt buộc. 

2. Giải quyết vấn đề lợi ích của tự học.

- Ý kiến của người viết được thể hiện qua các câu văn chủ đề:

+ Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.

+ Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu.

+ Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên.

=> Tác giả liên tiếp nhấn mạnh lợi của thú tự học tăng dần theo mức độ quan trọng, thể hiện qua các từ ngữ “trước hết” – “hơn nữa” – “quan trọng hơn cả”.

=> Nêu lí lẽ cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng chân thực, đầy đủ để chứng minh vấn đề tự học là một “thú vui” và khẳng định vai trò quan trọng của tự học. 

3. Tổng kết vấn đề lợi ích của tự học

* Bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn cuối:

- Các thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định một điều đúng đắn rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội.

- Các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.

=>Tác giả đã nêu ra những bằng chứng nhiều người biết, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận.

=>Tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ đang được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của VB đó là thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui tao nhã.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, sinh động, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả. 

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 6: Tự học Một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê), ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net