[toc:ul]
1. Từ tượng hình
- Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…
Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
2. Từ tượng thanh
- Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc,…
Ví dụ:
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)
Ì oạp: mô phỏng âm thanh mạnh, liên tiếp của bàn chân lội trong bùn.
3. Tác dụng
- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu đạt cao
- Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Bài tập 1.
a, Từ tượng hình: chòng chành
=> Tác dụng: Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương, biết ơn sự chăm sóc, yêu thương của mẹ.
b, Từ tượng thanh: thập thình
=> Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, khắc họa người mẹ tần tảo, hi sinh và sự biết ơn của người con.
c, Từ tượng hình: Nghênh ngang
Từ tượng thanh; ồm ộp
=> Tác dụng; Giúp người đọc dễ hình dung ra dáng vẻ, âm thanh của sự vật, hiện tượng được nhắc tới
d, Từ tượng thanh: Phanh phách
=> Tác dụng: Giúp tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật, miêu tả đúng tính chất của đối tượng được nhắc tới.
Bài tập 2
- 5 từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của người: mảnh mai, dong dỏng, cao ráo, mảnh dẻ, đầy đặn, bầu bĩnh, vội vàng…
- 5 từ gợi âm thanh của thế giới xung quanh: vo ve, cót két, ồn ào, the thé, khúc khích.
Bài tập 3
a, tí tách/ lộp bộp/ rả rích b, khẳng khiu c, râm ran
d, chằng chịt đ, cheo leo
Bài tập 4
Ví dụ 1:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)
=> Từ tượng hình: tẻo teo
Ví dụ 2:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
=> Từ tượng hình: Lom khom
Ví dụ 3:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> Từ tượng thanh: Ầm Ầm
Bài tập 5
a, Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ chìm vào giấc ngủ, gợi nhắc khoảng trời cổ tích cùng câu hát dân gian, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm.
b, Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết, tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với quê hương.
c, Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa” trong tâm trí người con gắn với lời ru của mẹ, đã nuôi lớn người con về mặt thể xác và tâm hồn.