Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 1: Viết

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 1 Viết. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT

1. Khái niệm

- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc bởi các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần,…khi sáng tác

2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do.

- Cấu trúc gồm ba phần:

  • Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

  • Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

  • Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

3. Phân tích kiểu đoạn văn

- Câu chủ đề: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn … về trẻ con.” 

=> Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.

- Câu kết đoạn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ… tuyệt vời nhất”. 

=> Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.

- Đoạn văn dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ (ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ.)

- Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

  • Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.

  • Phép lặp cú pháp.

II. THỰC HÀNH VIẾT

1. Quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Thơ tự do là thể thơ như thế nào? Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do có đặc gì về hình thức và nội dung?

  • Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc đoạn văn này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ đoạn văn của em?

  • Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Đọc lại yêu cầu viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Tìm bài thơ đúng thể loại, ví dụ: Những cánh buồm (Hoàng Huy Thông), Mây và sóng (Ta-go), Con là…(Y Phương), Đợi mẹ (Vũ Quần Phương),…

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

  • Đọc diễn cảm bài thơ vào lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp,…

  • Xác định những cái hay của bài thơ về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,…

  • Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ mà bài thơ gợi cho em bằng một vào cụm từ

Sắp xếp các ý theo sơ đồ tham khảo SGK. Tr26

Bước 3: Viết đoạn

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đánh giá theo bảng kiểm SGK.tr26

III. VIẾT VĂN

Đoạn văn tham khảo:

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, chúng ta như được bước vào một thế giới tuyệt đẹp. Ở đó, khung cảnh xung quanh chính là bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện trở lại đầy rực rỡ, nước biển trong xanh còn bãi cát thì mịn màng. Hình ảnh trung tâm trong bài là người cha đang dắt con đi dạo trên bãi biển. Bóng của người cha và đứa con gợi ra khoảng cách giữa hai thế hệ. Bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch. Khi nhìn về phía chân trời, con đã thắc mắc ở ngoài đó có những gì. Cha đã giải thích cho con rằng theo cánh buồm trắng ở ngoài nơi xa sẽ có nhà, cửa - cũng chính là tổ quốc thân yêu. Lời đề nghị của đứa con “mượn cánh buồm trắng để con đi” đã khiến cha nhớ lại về mong ước của bản thân khi còn nhỏ. Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những cánh buồm. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng, những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con, hay cũng chính là cha thuở trước. Qua đó, hình ảnh này đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp, được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1 Viết, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 1 Viết

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net