Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 2: Mưa xuân II

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 2 Mưa xuân II. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Năm sinh: 1918 - 1966

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

- Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.

- Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).

- Các tác phẩm chính: 

  • Tâm hồn tôi (1937), 

  • Lỡ bước sang ngang  (1940), 

  • Mười hai bến nước (1942), 

  • Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), 

  • Gửi người vợ miền Nam (1955) ...

2. Tác phẩm

- Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.

- Thể thơ: 7 chữ

- Tóm tắt:

Mùa xuân đến, thiên nhiên và cảnh vật như đang khoác trên mình một chiếc áo mới. Vừa tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Tâm trạng con người cũng hào hứng theo và đang tìm những thay đổi đặc trưng nhất của mùa xuân. Sự thay đổi lớn nhất khi mùa xuân đến chính là không khí thiên nhiên. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá. Các ngôi làng như chìm trong sự ẩm ướt của mưa xuân, chúng mang đến không khí mát mẻ và tươi mới. Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân. Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi. Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách. Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống. Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

- Thời gian: chiều ấm

- Cảnh vật:

+ gió thoảng đưa

+ mưa bụi rắc thưa thưa

+ tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần

+ Lơ lửng mù sương phảng phất mưa

+ …

=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.

- Thiên nhiên:

+ cây cam quýt cành giao nối

+ lá đón mưa

+ Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh

+ Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ

= > Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.

- Sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa”

= > Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên.

= > Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới.

= > Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.

2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

- Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách.

+ Xe lửa về Nam chạy chạy mau

+ Một toán cò bay thành hàng chữ nhất

=> Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.

- Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.

+ Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

+ Vang tiếng trống hội đình

= > Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.

= > Kết luận:

- Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất.

- Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân.

2. Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von. 

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2 Mưa xuân II, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 2 Mưa xuân II

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com