Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 2: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 2 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái niệm: 

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.

2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

- Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.

- Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.

- Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.

- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Cấu trúc thường gồm ba phần:

+ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

1. Bố cục bài viết

- Gồm 3 phần:

+ Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết.

+ Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích.

2. Mối quan hệ các đề mục với nhan đề

- Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề.

-  Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu.

= > Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến.

3. Mục đích của từ ngữ in đậm

- Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.

= > Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.

4. Cách trình bày thông tin

- Trình bày theo cấu trúc so sánh, đối chiếu (Tuy nhiên, sự khác nhau).

=> Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin.

5. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh

=> Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.

III. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.

- Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.

- Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.

- Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.

- Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng…

- Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:

  • Tên hiện tượng

  • Thông tin về hiện tượng

  • Kết quả của hiện tượng

- Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết.

  • Phần mở đầu: Nêu tên hiện tượng tự nhiên . Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên

  • Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

  • Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.

Bước 3: Viết bài

Khi viết chú ý:

+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết

+ Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục.

+ Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc.

+ Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết: Bảng kiểm kỹ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 2 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 2 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net