Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 3: Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 3 Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Thể loại: Văn nghị luận 

- Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI được in trong Báo Văn nghệ, số Tết, năm 2002.  

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

- Luận đề: Lối sống đơn giản 

- Luận điểm 1: Sống đơn giản là gì?

+ Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng. 

- Luận điểm 2: Lợi ích của việc sống đơn giản. 

+ Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các yêu cầu của bản thân.

  • Một căn nhà rộng rãi sẽ đem lại sự dễ chịu cho người ở….

  • Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ. 

  • Lối sống này được ông cha ta coi trọng từ thời xa xưa. 

2. Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan 

- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn thứ tư của văn bản: “Có thể kể ra ở đây có rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh…” 

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của văn bản: Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống này là: đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại. 

III. TỔNG KẾT

1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

- Luận đề là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

Trong văn bản nghị luận, luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.

2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

- Ý kiến, đánh giá chủ quan là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở để kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được những bằng chứng khách quan.

- Để làm nên sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, những ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết cần dựa trên cơ sở các bằng chứng khách quan. Do đó, việc nhận ra bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận giúp người đọc kiểm chứng được tính đúng/ sai của các lập luận; lí giải được sức thuyết phục, tác động của văn bản.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3 Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 3 Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com