Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 4: Khoe của; con rắn vuông

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 4 Khoe của; con rắn vuông. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Giải nghĩa từ khó:

+ Thước: đơn vị cũ đo độ dài, bằng khoảng 0,425 m (thước mộc) hoặc 0,645 m (thước vải)\

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

1. Văn bản Khoe của

a) Tình huống truyện

- Tình huống hai anh có tính cách hay khoe của gặp nhau, cả hai đều cố ý nói thừa để khoe khoang.

- Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của anh mặc áo mới: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả

b) Nhân vật

- Nhân vật “anh lợn cưới”

+ Đang tất tưởi chạy đi tìm lợn xổng

+ Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

=>Hỏi to, nhấn mạnh từ “cưới”.

=>Lẽ ra phải hỏi “anh có thấy con lợn đen (hoặc trắng, lang) của tôi chạy qua đây không?

- Nhân vật “anh áo mới”

+ Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen.

+ Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.

+ Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi…”

=>Điệu bộ lố bịch, tức cười, thông tin anh ta đưa ra thừa so với câu hỏi của anh “lợn cưới”

=>Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.

c) Bài học

Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

2. Văn bản Con rắn vuông

a. Đề tài và bối cảnh

- Đề tài: Châm biếm thói khoác lác của một số người trong xã hội

- Bối cảnh: Không miêu tả chi tiết tỉ mỉ bối cảnh của câu chuyện

b. Mâu thuẫn gây cười

- Đó là mâu thuẫn trong lời miêu tả của anh chàng khoác lác về bề ngang và bề dài của con rắn. Con rắn qua lời miêu tả của nhân vật trở thành con rắn vuông. Điều này lật tẩy bản chất khoác lác của anh chàng này

- Đã biết chồng mình hay khoác lác nhưng chị vợ vẫn hùa theo nhằm trêu chọc chồng và quan trọng là để chồng nhận ra được tính nói khoác của mình. Vậy nên, những lời nói phi lý của anh chồng được thể hiện rõ, sự không quyết đoán cũng được miêu tả qua những lần thay đổi câu trả lời khi bị  người vợ hỏi vặn.

c. Lời đối đáp

Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười Con rắn vuông:

“- Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn.... Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

- Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.

- Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.

- Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi.

- Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào.”

=> Vai trò: Khắc họa tính cách thích nói khoác của người chồng. Lời đối đáp thể hiện sự lúng túng và thay đổi câu trả lời liên lục khi bị người vợ bóc trần sự vô lí. Bởi thứ anh ta thấy không phải sự thật, vậy nên mới không chắc chắn và sửa lời ban đầu của mình như vậy.

d. Thủ pháp gây cười

- Tạo các tình huống trào phúng:Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật với nhau tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị. Cụ thể ở đây là anh nói khoác bị vợ “gài bẫy” để tự bộc lộ bản chất khoác lác của mình. Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của người vợ, câu nói lật tẩy bản chất khoác lác của người chồng

- Sử dụng biện pháp khoa trương phóng đại, điều này được thể hiện qua các lời đối thoại của anh chàng

3. Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả

- Tác giả dân gian muốn phê phán thói khoác lác trong xã hội. Tác giả dân gian đã quan sát tính cách khoác lác dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những bức chân dung lạ đời; qua đó phê phán hiện tượng tiêu cực này

- Bài học mà bản thân em tự rút ra được sau khi đọc văn bản là: Không nên phóng đại sự việc mà phải trung thực, tôn trọng sự thật. Nếu cố chấp nói khoác, câu chuyện của bạn sẽ bị phát hiện và tạo thành câu chuyện cười cho những người khác, tự mình làm xấu mình.

III. TỔNG KẾT

- Cốt truyện: xây dựng nhiều tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Tình huống cuối truyện có sự bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh: Gắn liền với cuộc sống của con người.

- Nhân vật: Mang thói xấu điển hình của xã hội: khoác lác, keo kiệt,…

 - Ngôn ngữ: ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4 Khoe của; con rắn vuông, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 4 Khoe của; con rắn vuông

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com