[toc:ul]
1. Tác giả
- Nê - xin ( Aziz Nesin) là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.
- Ông vừa là nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, vừa là nhà văn có nhiều tác phẩm với đa dạng các thể loại.
- Tiểu thuyết và truyện cười, đây là hai thể loại thành công và gây được tiếng vang nhất trong toàn bộ các tác phẩm của ông.
=> Aziz Nesin là một người có sức hút lớn không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lan rộng ra các quốc gia khác.
2. Tác phẩm
- Người kể chuyện ngôi thứ ba, tuy chỉ đứng bên ngoài để quan sát, miêu tả, nhưng thái độ phê phán, châm biếm dành cho ông giáo sư và cộng sự của ông ta khá rõ ràng.
- Xuất xứ: Theo Tuổi trẻ cười, số ra ngày 11/9/2019
1. Nhân vật
- Ông giáo sư và các cộng sự của ông ta là hạng người vô cảm, vô tình, làm khoa học một cách lạnh lùng, thuần túy, không vì con người; họ xem cơn đau của bệnh nhân, những căn bệnh của con người là cơ hội để phát triển, tiến thân; xem bệnh nhân chỉ như những con chuột bạch, những “ca” thí nghiệm, những vật hi sinh.
2. Các yếu tố tạo tiếng cười trong văn bản
- Tình huống trào phúng: “Loại vi trùng quý hiếm”. Đó là cụm từ/ thuật ngữ quan trọng trong lời nói, ý nghĩ và toàn bộ cách ứng xử của ông giáo sư bác sĩ. Và trên thực tế, ông giáo sư đã làm tất cả để nuôi con vi trùng “quý hiếm”, hoàn toàn vô trách nhiệm, bỏ rơi người bệnh, sự bất chấp hiểm nguy đau đớn của họ
- Về hình tượng nhân vật, cũng như bức tranh minh họa trong SGK, hình tượng ông bác sĩ và các cộng sự của ông ta được vẽ theo lối biếm họa: phong đại một số nét hành vi, lời nói khác thường.
- Về ngôn ngữ trào phúng: Tác giả sử dụng thủ pháp nói ngược (“tài năng” “khả kính”) ở đoạn kết để tăng độ chua chát, mặn mà sâu sắc của tiếng cười trào phúng
3. Kết luận theo đặc trưng thể loại
- Tình huống truyện độc đáo thú vị, làm nổi bật lên tính cách của từng nhân vật
- Người kể chuyện không tham gia trực tiếp vào câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên khách quan, sinh động. Qua đó thể hiện chủ đề của tác phẩm.