[toc:ul]
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Thời thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành; thời gian hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vec-xay bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", kí tên Nguyễn Ái Quốc.
+ Năm 1920, Người dự Đại hội ở thành phố Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
+ Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
+ Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
+ Tháng 8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong 13 tháng.
+ Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.
- Người đặt nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam.
- Được UNESCO công nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”.
2. Tác phẩm
a) Bố cục: 3 phần
- Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề nghị luận
- Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: Giải quyết vấn đề
- Kết bài: Còn lại: Kết thúc vấn đề
b) Chú thích (sgk)
c) Đọc văn bản
- Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện từ tinh thần sôi sục lên, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
- Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Luận cứ:
Đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, là tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán và cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,.......của một dân tộc anh hùng
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.......đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra ..... công việc kháng chiến.
Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
- Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước
3. Kết luận theo đặc trưng thể loại
+ Lập luận chặt chẽ
+ Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ
Phối hợp câu ngắn, câu dài
Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê
Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể
- Bố cục rõ ràng
- Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục