[toc:ul]
I. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
Sinh vật lấy các chất từ môi trường sống cung cấp cho quá trình tạo chất sống của tế bào, cơ quan; đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của chúng
Các chất dư thừa, các chất độc hại được cơ thể thải ra môi trường đảm bảo duy trì cân bằng nội môi.
II. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật thể hiện qua các quá trình sau:
- Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất
- Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- Thải các chất vào môi trường
- Điều hòa
III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
Đáp án câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm:
- Giai đoạn tổng hợp: Nhờ các chất diệp lục, cây xanh thu nhận năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ CO$_{2}$ và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ.
- Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp làm biến đổi các phần tử lớn thành các phân tử nhỏ, đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (VD: ATP…)
- Giai đoạn huy động: Năng lượng giải phóng ra từ ATP sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.
Kết luận: Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động.
IV. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể
Đáp án câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm:
- Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào => Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào gắn liền với cơ thể.
- Cơ thể cung cấp các chất cần thiết cho quá trình trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào và thải các chất thải ra môi trường => Đảm bảo cho tế bào tồn tại và phát triển.
Cơ sở cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Đáp án câu hỏi bổ sung:
- Cơ thể lấy O$_{2}$ từ môi trường thông qua phổi đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào của cơ thể.
- Tế bào tiếp nhận O$_{2}$ thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra CO$_{2}$ vào máu và được vận chuyển ra ngoài môi trường.
Kết luận:
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau.
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.
V. Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Đáp án phiếu học tập số 1 (ở bên dưới hoạt động 5)
Đáp án câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm:
- Thực vật sử dụng chất vô cơ, nước và CO$_{2}$ và năng lượng ánh sáng tổng hợp ra các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng.
- Động vật không thể sử dụng năng lượng ánh sáng và chất vô cơ để tổng hợp nên các chất thiết yếu của cơ thể mà phải lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ cá động vật khác.
Đáp án câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm:
- Cung cấp O$_{2}$ đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật.
- Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Điều hòa khí hậu: tạo nhiệt độ, độ ấm thuận lợi cho sự tồn tài và phát triển của sinh vật.
Kết luận: Phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là tự dưỡng (VD: thực vật, tảo…) và dị dưỡng (VD: động vật…).