Ôn tập kiến thức sinh học 11 KNTT bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 kết nối tri thức bài 10: Tuần hoàn ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. Khái quát hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
  • Tim: bơm hút và đẩy máu trong hệ thống mạch máu.
  • Hệ thống mạch máu: 
    • Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan.
    • Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan về tim
    • Mao mạch: nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể.

Chức năng chính: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

Các chất hệ tuần hoàn vận chuyển: O$_{2}$, CO$_{2}$, chất dinh dưỡng và chất thải…

Hệ tuần hoàn gồm: tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).

Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn

Đường đi hệ tuần hoàn hở có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu (không chảy trong mạch kín nên gọi là hệ tuần hoàn hở.

Do máu chảy trong mạch kín nên gọi là hệ tuần hoàn kín.

Do máu đi một vòng từ tim vào động mạch mang, mao mạch mang, động mạch lưng, mao mạch ở cơ quan, tĩnh mạch về tim nên gọi là hệ tuần hoàn đơn.

Do hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn hệ thống (vòng tuần hoàn lớn) và vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) nên gọi là hệ tuần hoàn kép.

Vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm nên chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ.

Vì hoạt động trao đổi khí cho các tế bào ở côn trùng do hệ thống ống khí đảm nhận chứ không phải hệ tuần hoàn.

Trong động mạch của hệ tuần hoàn kép máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, đi xa hơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch diễn ra nhanh hơn.

Hệ tuần hoàn gồm các dạng: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).

III. Cấu tạo và hoạt động của tim

Tim người gồm: 4 ngăn – 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.

HS lên bảng chỉ vị trí của van 2 lá và van 3 lá trên hình, van động mạch phổi và van động mạch chủ.

Giúp máu trong hệ tuần hoàn theo một chiều, từ tâm nhĩ sang tâm thất và từ tâm thất qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và trở về tâm nhĩ.

  • Tim co dãn tự động là do hệ dẫn truyền tim.
  • Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
  • Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

IV. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

Nội dung

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Độ lớn của huyết áp

Cực đại

Cực tiểu

Ví dụ ở người

110 – 120 mmHg

70 – 80 mmHg

Huyết áp giảm dần từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch lớn.

→ Do ma sát giữa máu với thành mạch máu và ma sát giữa các thành phần máu với nhau.

Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.

Vận tốc máu giảm dần từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

Tiết diện là diện tích mặt cắt của một mạch thuộc một loại mạch nào đó.

Tổng tiết diện là tổng diện tích tất các mạch thuộc loại mạch đó.

Mao mạch cấu tạo bởi một lớp tế bào và các khe nhỏ cho các chất khuếch tán qua. 

Động mạch và tĩnh mạch cấu tạo từ nhiều lớp tế bào ngăn cách máu với dịch mô và không có khe nhỏ cho các chất đi qua.

Ôn tập kiến thức sinh học 11 KNTT bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.

Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

V. Điều hòa hoạt động tim mạch

Hoạt động thần kinh được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (nguyên tắc phản xạ) và thể dịch (hormone).

Trong phòng kín đông người, hàm lượng O$_{2}$ giảm xuống trong máu giảm xuống. Thụ thể O$_{2}$ ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. 

Trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm → tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.

Xung thần kinh còn theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết adrenalin và noradrenalin vào máu. → Làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.

Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

VI. Ứng dụng

Thực tế cho thấy, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện và những người xung quanh khi tham gia giao thông.

→ Chình vì vậy, việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là rất cần thiết, cảnh bảo mọi người để tránh sử dụng.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 KNTT bài 10: Tuần hoàn ở động vật, ôn tập sinh học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net