Ôn tập kiến thức sinh học 11 KNTT bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Ôn tập kiến thức sinh học 11 kết nối tri thức bài 12: Miễn dịch ở người và động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật

Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho động vật như các tác nhân sinh học, vật lí, hóa học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể, thoái hóa mô do tuổi già.

II. Khái niệm miễn dịch

Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh.

Hệ miễn dịch gồm: mô, cơ quan, tế bào bạch cầu, một số phân tử protein trong máu.

Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

Kết luận: Ở người và động vật, hệ miễn dịch đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

III. Miễn dịch không đặc hiệu 

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch sinh ra đã có.

Gọi là miễn dịch không đặc hiệu vì miễn dịch này thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.

Hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học: lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản, da.

Các đáp ứng không đặc hiệu: thực bào, viêm, sốt, tạo peptide và protein chống mầm bệnh.

  • Có ích: Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể qua - ức chế virus, vi khuẩn tăng sinh; gan tăng cường nhận sắt từ máu (sắt cần cho sinh sản của vi khuẩn); tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
  • Có hại: Sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị sốt. Sốt cao có thể gây nguy hiểm như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

IV. Miễn dịch đặc hiệu

Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. 

Ví dụ: vi khuẩn, virus, nấm, mô cấy truyền, nọc độc rắn…

Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất (hình 12.3). Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa.

Kháng thể có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa.

Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát:

  • Diễn ra nhanh hơn (2 – 3 ngày so với 7 – 10 ngày).
  • Số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T và B) kháng thể nhiều hơn.
  • Duy trì ở mức cao hơn, lâu hơn.

→ Khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ. 

Đáp án về vaccine: HS tham khảo mục IV.4 để trả lời.

  • Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (cơ thể mẫn cảm với kháng nguyên).
  • Dị ứng gây ra các triệu chứng bất lợi đối với cơ thể như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, khó thở… thậm chí tử vong.

Đáp án phân biệt các loại miễn dịch

  • Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
  • Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.
  • Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.

V. Các bệnh phát sinh do chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

Nguyên nhân: virus HIV.

Quá trình phá vỡ: HIV xâm nhập, tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ và tiêu diệt tế bào này.

→ Suy yếu đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

→ Khả năng chống nhiễm trùng và ung thư suy giảm, phát sinh “bệnh cơ hội”: lao, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi, ung thư…

2. Bệnh ung thư

Nguyên nhân: do một nhóm tế bào trở nên bất thường và phân chia liên tục, không kiểm soát được tạo thành khối u ác tính.

Quá trình phá vỡ: U ác tính phát triển nhanh, xâm lấn các mô bình thường bên cạnh.

  • Tế bào u ác tính có thể di căn.
  • Khi tế bào ung thư di chuyển vào tủy xương và hình thành u ác tính → cản trở chức năng sản sinh tế bào bạch cầu.

→ Suy yếu miễn dịch, giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và mầm bệnh.

3. Bệnh tự miễn

Nguyên nhân: do gene, tia phóng xạ, hóa chất, virus, vi khuẩn… biến đổi thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể.

Quá trình phá vỡ: hệ miễn dịch bị rối loạn, mất khả năng phân biệt các kháng nguyên ngoại lai với tế bào, cơ quan của cơ thể.

→ Các tế bào miễn dịch hoặc kháng thể của cơ thể tấn công, hủy hoại tế bào, cơ quan của chính mình.

Bệnh ung thư, tự miễn, AIDS là do chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 KNTT bài 12: Miễn dịch ở người và động vật, ôn tập sinh học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 KNTT mới

PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net