[toc:ul]
Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.
Cấu tạo hệ tiết niệu
Bộ phận | Vai trò |
Thận | Nơi tạo thành nước tiểu |
Niệu quản | Dẫn nước tiểu xuống bàng quang |
Bàng quang | Nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài |
Niệu đạo | Đưa nước tiểu ra ngoài |
Phần vỏ và tủy thận được tạo nên bởi hàng triệu các nephron.
Mỗi nephron được cấu tạo:
Quá trình hình thành nước tiểu gồm 4 giai đoạn: lọc máu ở cầu thận, tái hấp thụ chất dinh dưỡng ở ống thận, tiết chất dư thừa từ tế bào ống thận vào dịch lọc và hấp thụ bớt nước ở ống góp, tạo ra nước tiểu chính thức chảy vào bể thận.
Bất kì giai đoạn nào của quá trình hình thành nước tiểu bị rối loạn đều đều dẫn đến mất cân bằng nội môi.
Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó có các điều kiện lí, hóa của môi trường bên trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
Mỗi hệ thống điều hòa cân bằng nội môi gồm ba thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.
Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều tham gia điều hòa cân bằng nội môi, trong đó thận, gan, phổi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Suy thận: uống đủ nước, có chế độ ăn hợp lí (không ăn quá nhiều muối, protein, lipid); thường xuyên kiểm tra huyết áp; giảm căng thẳng; luyện tập thể dục thường xuyên; không hút thuốc; không uống rượu, bia…
Sỏi thận: Uống đủ nước, hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối sodium, oxalate, vitamin C…; ăn nhiều loại trái cây, rau, củ…
Chỉ số xét nghiệm glucose, uric acid và creatinin cao hơn so với chỉ số bình thường. Người có kết quả xét nghiệm này nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bảo vệ thận tránh mắc bệnh bằng nhiều biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn, uống đủ nước, không lạm dụng thuốc, không uống nhiều rượu, bia…
Xét nghiệm định kì các chỉ số sinh lí, sinh hóa máu giúp đánh giá trình trạng sức khỏe.