[toc:ul]
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới
Đại diện: ngành Ruột khoang.
Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.
Hoạt động: Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tất cả biểu mô cơ hoặc các tế bào gai gây ra đáp ứng → cơ thể co lại, gai nhô ra.
Tính hiệu quả: kém chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch
Đại diện: Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
Cấu tạo hệ thần kinh:
Hoạt động:
Tính hiệu quả: Chính xác và tiết kiệm được năng lượng.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống
Đại diện: Động vật có xương sống (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú).
Cấu tạo hệ thần kinh: thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các hạch thần kinh và các dây thần kinh).
Hoạt động: theo nguyên tắc phản xạ
Thụ thể cảm giác → tủy sống và não bộ → cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến) và gây ra đáp ứng.
Tính hiệu quả: Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng.
Đáp án câu hỏi thảo luận:
Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản:
Ví dụ: trùng giày tránh xa ánh sáng…
Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 101:
Thủy tức có hệ thần kinh lưới nên xung thần kinh từ nơi kích thích lan truyền về mạng lưới thần kinh sẽ tiếp tục lan ra khắp cơ thể và gây ra phản ứng toàn thân.
Côn trùng có hệ thần kinh hạch, mỗi hạch chịu trách nhiệm phản ứng một vùng cơ thể nhất định → khi kích thích vào chân, hạch phụ trách chân sẽ gây ra phản ứng cục bộ ở chân bị kích thích.
Kết luận:
Đáp án hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 103:
Neuron có cấu tạo từ thân, sợi nhánh và sợi trục. Sợi nhánh và sợi trục có cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất. Nhiều sợi trục có thêm bao (vỏ) myelin có tình chất cách điện. Những đoạn nhỏ khong có bao myelin gọi là eo Ranvier.
Neuron điển hình có hình sao, với nhiều sợi nhánh và sợi trục có độ dài khác nhau cho phép truyền tin đi xa.
Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động: HS dựa vào SGK trả lời.
Vì bao myelin có tính chất cách điện, do đó trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.
Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ravier này sang eo Ranvier kế tiếp nên tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh hơn.
Kết luận:
Khái niệm: Synapse là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.
Có 3 kiểu synapse:
1. Cấu tạo synapse
Chùy synapse chứa các túi chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine…)
Màng trước synapse
Khe synapse
Màng sau synapse
Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
2. Truyền tin qua synapse
(1) Xung thần kinh đến làm Ca$^{2+}$ đi vào trong chùy synapse
(2) Ca$^{2+}$ vào làm túi chứa chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine) gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse.
(3) Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau, mở kênh Na$^{+}$ làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền.
Vì màng sau không có chất chuyển giao thần kinh và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh.
Kênh Ca$^{2+}$ ở chùy synapse không mở nên không gây giải phóng acetylcholine ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Dẫn đến cơ xương không co dãn, kể cả cơ hô hấp → thiếu oxy và tử vong.
Vì acetylcholine ở màng sau không bị phân hủy nên gây co cơ liên tục, dẫn đến cạn năng lượng, cơ bị liệt, kể cả cơ hô hấp. Cơ hô hấp không co dãn, cơ thể thiếu O$_{2}$ dẫn đến tử vong.
Kết luận: Thông tin dưới dạng xung thần kinh truyền từ màng trước qua màng sau synapse nhừ chất dẫn truyền thần kinh.
Đáp án phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài thông qua hệ thần kinh. Phản xạ được thực hiện qua cung phản xạ gồm 5 bộ phận:
Câu 2: Cho ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ của ví dụ đó. HS lựa chọn ví dụ và phân tích dựa trên các bộ phận cung phản xạ (tham khảo mục IV.1 ví dụ SGK trang 106). Câu 3: Dựa vào thông tin mục IV.2, 3, 4, 5 hoàn thành bảng sau:
Câu 4: Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh? Nhờ quá trình cảm nhận ánh sáng vào trong mắt và quá trình cảm nhận âm thanh khi tai tiếp nhận sóng âm (chi tiết tham khảo mục IV.4 trang 107 và IV.5a trang 108). Câu 5: Tại sao chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt? Nhờ dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền đi theo hai hướng:
Câu 6: Hãy mô tả thí nghiệm hình 17.16 về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện theo I. Pavlov.
Câu 7: Hãy giải thích thí nghiệm hình 17.17 về quá trình hình thành phản xạ có điều kiện của Skinner.
Câu 8: Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào?
→ Thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần. Câu 9: Cho các ví dụ sau: (1) Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. (2) Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá. (3) Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O$_{2}$. (4) Toát mồ hôi khi hoạt động thể lực mạnh. (5) Xếp hàng khi mua vé vào khu vui chơi. Hãy phân biệt các ví dụ trên vào hai nhóm: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện và nêu một vài ví dụ khác về hai loại phản xạ trên.
|
Đáp án câu hỏi thảo luận:
Trong cung phản xạ, đáp ứng của cơ xương làm cơ thể hoặc bộ phận cơ thể như tay, chân, đầu… chuyển động. Các chuyển động do hoạt động của cơ xương giúp cơ thể thích ứng kịp thời với kích thích từ môi trường.
Sự co cơ khi rắc muối lên chân ếch đã cắt rời không lại phản xạ, vì không có sự đáp ứng của cơ chân dưới quyết định của thần kinh trung ương.
Phần đầu của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy khi bị va đập đã làm xuất huyết vỏ não vùng thị giác gây mất thị lực.
Kết luận:
Báo cáo dựa trên hiểu biết về HS.
Ví dụ: Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh:
Một số loại thuốc giảm đau:
Kết luận: Một số bệnh mất khả năng vận động hoặc cảm giác do tổn thương thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.
Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 113:
Lạm dụng chất kích thích là tình trạng một người sử dụng chất kích thích dẫn đến phụ thuộc vào chất kích thích, mặc dù biết chất kích thích có thể đưa đến những hậu quả nguy hại đối với cơ thể. Lạm dụng chất kích thích gây ra những thay đổi về cấu trúc và cơ chế hoạt động của não và gây nghiện.
Ví dụ: thuốc lá, rượu, heroin, ma túy đá…
Cách cai nghiện chất kích thích:
Khi bị nghiện chất kích thích nào đó, việc cai nghiện là rất khó khăn. Người muốn cai nghiện phải đặt ra quyết tâm cai nghiện rất cao và thực hiện nghiêm túc quy trình cai nghiện. Quy trình này cần có sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cai nghiện.
Cách phòng, tránh tình trạng chất kích thích:
Kết luận: Các chất kích thích gây nghiện và tổn hại lên hệ thần kinh.
→ Cần có những biện pháp phòng chống lạm dụng chất kích thích.