[toc:ul]
Phần mềm hỗ trợ làm việc với CSDL cần có các chức năng cập nhật dữ liệu và kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu; hỗ trợ truy xuất dữ liệu và cung cấp giao diện đơn giản để người dùng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm còn cần cung cấp công cụ tạo lập CSDL để có thể thiết kế các bảng dữ liệu theo cấu trúc phù hợp.
- Hệ QTCSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu.
- Hệ QTCSDL gồm 3 nhóm chức năng chính, đó là:
- Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu.
- Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu.
- Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL.
- Ngoài CSDL điểm thi, hệ thống tra cứu trực tuyến cần: một phần mềm ứng dụng CSDL tra cứu điểm thi được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ dàng nhất cho người dùng và hệ QTCSDL quản lí điểm thi.
- Mục đích của phần mềm CSDL là hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL một cách thuận tiện theo các yêu cầu xác định.
- Hệ CSDL là hệ thống gồm 3 thành phần: Phần mềm ứng dụng CSDL, Thành phần chủ của hệ QTCSDL (gọi tắt là hệ QTCSDL) và các CSDL.
a) Hệ CSDL tập trung
- Với CSDL một người dùng, người dùng vừa là người thiết kế, tạo lập và bảo trì CSDL, vừa là người viết phần mềm ứng dụng CSDL, vừa là người dùng đầu cuối hệ thống, khai thác thông tin theo những mục tiêu được đặt ra.
- Ưu, nhược điểm của hệ CSDL tập trung:
+ Ưu điểm: dễ bảo trì phát triển, thuận lợi trong công tác đảm bảo nhất quán dữ liệu và an ninh.
+ Nhược điểm: khi triển khai cho người dùng sử dụng trên diện rộng đòi hỏi mạng máy tính ổn định và đường truyền mạng có tốc độ đáp ứng đủ nhanh.
b) Hệ CSDL phân tán
- Ưu điểm:
+ Tính sẵn sàng cao, dễ dàng mở rộng vì có thể bổ sung thêm trạm CSDL cục bộ một cách nhanh chóng khi cần thiết.
+ Độ tin cậy và an toàn được nâng cao.
- Nhược điểm:
+ Kiến trúc phức tạp nên khó khăn hơn trong thiết kế và triển khai, chi phí duy trì cao hơn.
+ Tính nhất quán của dữ liệu có thể bị ảnh hưởng nếu việc đồng bộ hóa dữ liệu không nhanh chóng, kịp thời.