[toc:ul]
Công tác bảo mật CSDL cần được thực hiện với một chính sách bảo mật toàn diện bao gồm:
- Quy định liên quan đến ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản của mình và dữ liệu trong CSDL.
- Quy định về tổ chức đảm bảo an ninh mạng cùng với hệ thống phần cứng và phần mềm cụ thể.
- Danh sách các nhóm người dùng và danh sách tài khoản truy xuất CSDL với quyền hạn tương ứng.
- Biện pháp giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống, người dùng. Có những quy định về làm biên bản lưu trữ hoạt động của hệ thống và kế hoạch xử lí những tình huống có thể xảy ra.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 2 SGK trang 75:
a) Sự cố về nguồn điện
+ Hệ thống cấp điện không đủ công suất → Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất.
+ Hệ thống cấp điện bị quá tải → Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, đặc biệt trong những thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng vọt.
+ Hệ thống cấp điện ngừng đột ngột → Dùng bộ lưu điện để cấp điện ngay.
b) Sự cố hỏng thiết bị lưu trữ
+ Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ → Quản lí thời gian sử dụng, thay thế trước khi thiết bị đến giai đoạn thường bị hỏng.
+ Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì lí do khác → Sao lưu dữ liệu định kì.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 76 SGK:
+ Để khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu khi có trường hợp xấu xảy ra: dữ liệu bị mất do các sự cố về điện hay thiết bị.
☞ Kết luận:
- Để đảm bảo an toàn dữ liệu cần xây dựng chính sách an toàn dữ liệu cùng kế hoạch xử lí các sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục.
- Chính sách an toàn dữ liệu cũng phải bao gồm những quy định về ý thức, trách nhiệm đối với người dùng và người vận hành hệ thống.
- Các hệ QTCSDL đều hỗ trợ chức năng sao lưu định kì và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu gần nhất.