Ôn tập kiến thức vật lí 10 cánh diều bài 2: Một số lực thường gặp

Ôn tập kiến thức vật lí 10 cánh diều bài 2: Một số lực thường gặp. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. VẬT CHUYỂN ĐỘNG DƯỚI TÁC DỤNG CỦA CÁC LỰC CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG

  • Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau là hai lực cân bằng.
  • Lực tổng hợp của các lực tác dụng lên vật được gọi là hợp lực.
  • Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật: hợp lực bằng 0.
  • Các trường hợp khác hai lực không cân bằng: hợp lực khác không, hướng phụ thuộc vào hướng và độ lớn của hai lực thành phần.

II. MỘT SỐ LỰC THƯỜNG GẶP

1. Trọng lực

a) Trọng lực và trọng lượng 

Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, đặt tại trọng tâm cua vật và hướng thẳng đứng từ trên xuống. 

Ta có thể tính được trọng lượng, là độ lớn của lực gây ra gia tốc rơi tự do của vật. 

P = mg

b) Trọng lượng và khối lượng

Độ lớn gia tốc rơi tự do là tỉ số giữa trọng lượng và khối lượng của một vật.

2. Lực ma sát 

  • Lực ma sát là lực cản sự trượt hoặc lăn của vật này so với vật khác. Tùy vào đặc điểm chuyển động giữa các mặt tiếp xúc mà lực ma sát được chia thành lực ma sát trượt, lực ma sát lăn hay lực ma sát nghỉ. 
  • Lực ma sát trượt có phương dọc theo bề mặt tiếp xúc và có ảnh hưởng rõ rệt trong các hiện tượng như: kéo vật chuyển động trên một bề mặt, xe vào khúc quanh hoặc trượt bánh, vật trượt xuống dốc. 
  • Lực ma sát trượt gần như không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. 

3. Lực cản của nước hoặc không khí.

  • Lực cản luôn ngược hướng và có tác dụng cản trở chuyển động của vật.
  • Có thể giảm độ lớn lực cản của môi trường lên vật nếu vật có hình dạng phù hợp.

Ví dụ: Chuyển động khi rơi của vận động viên nhảy dù.

  • Giai đoạn: Khi bắt đầu rơi, tốc độ rơi tăng dần, gia tốc giảm dần do lực cản của không khí tăng lên và ngược chiều trọng lực.
  • Nếu nhảy dù từ vị trí đủ cao, người đó đạt trạng thái cân bằng khi lực cản không khí lên người bằng trọng lực. Khi đó, người rơi với tốc độ ổn định.
  •  Giai đoạn: Khi mở dù, tốc độ rơi giảm đi nhiều lần để người nhảy dù có thể tiếp đất an toàn do dù làm tăng lực cản không khí.

4. Lực đẩy Archimedes (Ác-xi-mét) 

  • Mỗi vật ở trong chất lỏng hoặc chất khí đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩy Archimedes. 
  • Điểm đặt của lực này ở phần vật nằm trong chất lỏng hoặc chất khí.
  • Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ. 

5. Lực căng dây

Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo. Khi kéo giãn lò xo, lực đàn hồi có xu hướng làm ngắn lò xo. Khi lò xo bị nén thì lực đàn hồi lại có xu hướng làm lò xo giãn ra.

Tìm kiếm google: Ôn tập vật lí 10 CD bài 2: Một số lực thường gặp, ôn tập vật lí 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm vật lí 10 cánh diều

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net