Câu 1:
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống là: ghé mắt, trông ngang, cheo leo, ví đây đổi phận làm trai được, anh hùng há bấy nhiêu.
Đó là thái độ châm biếm. Nguyên thân của thái độ ấy là tác giả muốn châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.
Câu 2:
Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối là đổi phận làm trai. Giả định đó góp phần bộc lộ điều sựu chế giễu trong quan niệm của nhà thơ về "sự anh hùng".
Câu 3:
Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.
Đền Thái thú đứng "cheo leo" , đây là từ láy đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền và thể hiện thái độ coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.
Câu 4:
Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.
Câu 5:
Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.