Câu 1:
Trong đoạn trích trên, tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua các chi tiết cậu bé hớn hở chạy tới xem thư viện, dù không được vào nhưng chiều nào cũng tới ngồi ngoài hành lang để các anh bên trong cho đọc sách ké. Để có thể được ở thư viện, cậu bé cố làm quen với cô thủ thư, giúp cô các công việc ở thư viện. Mỗi khi thấy một quyển sách mới, cậu bé đều phấn khích và ngấu nghiến độc cho xong.
Câu 2:
Cô Uyên là cô thủ thư ở thư viện mới của tỉnh. Ngoài ra, cô cũng là em gái của tác giả Kim Lân. Lúc đầu, cô làm theo quy định và không cho cậu bé vào mượn sách vì chưa đủ tuổi. Thấy được lòng hiếu học và tình yêu với sách của cậu bé, cô liền cho phép cậu đọc sách, cấp thẻ và còn cho cậu bé mượn sách mang về nhà.
Khi đã đọc hầu như hết các quyển sách tại thư viện, cậu bé ra hiệu sách và báo cho cô những quyển sách mới được xuất bản. Cô sẽ mua về, cho phép cậu bé là người đầu tiên đọc sách rồi mang trả lại cô. Những hành động đó của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.
Câu 3:
Sau khi đọc được rất nhiều sách, chi tiết “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” hiện lên trong đầu của cậu bé. Họ là những nhân vật không có thực trong cuốn sách cậu vừa đọc xong. Tuy nhiên, giờ đây họ lại xuất hiện như những con người đích thực, cho thấy tâm hồn của cậu bé vô cùng rộng mở. Thông qua những con chữ, cậu có thể liên tưởng được đến những hình ảnh thực tế.
Câu 4:
Lịch sử tự nhiên là một cuốn sách vô cùng thú vị về các loài vật trên trái đất hiện tại. Để không gây nhàm chán, các hình ảnh về các loài vật được chụp lại rất chân thực. Cuốn sách này giúp em thấy được tất cả các loại động, thực vật đã từng tồn tại trên trái đất từ rất lâu về trước, kể cả khủng long. Nhờ đó, em có cái nhìn sâu rộng hơn về thiên nhiên và các loài động, thực vật.