Trắc nghiệm Khoa học 4 Cánh diều bài 21: Phòng tránh đuối nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Phòng tránh đuối nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cảnh báo nước sâu.
  2. Cảnh báo trơn trượt.
  3. Cảnh báo nước nông.
  4. Cảnh báo cấm tắm.

Câu 2: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cấm chạy.
  2. Cấm bơi lội.
  3. Cấm lặn.
  4. Cấm nhảy.

Câu 3: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cấm bơi.
  2. Được phép bơi.
  3. Cấm nhảy xuống nước.
  4. Được phép nhảy xuống nước.

Câu 4: Để phòng tránh đuối nước, chúng ta không nên

  1. che đậy miệng giếng cần thận.
  2. vượt quá khu vực giới hạn cho phép khi tắm biển.
  3. tắm biển dùng phao bơi.
  4. tập bơi cùng thầy hướng dẫn.

Câu 5: Để phòng tránh đuối nước, chúng ta nên

  1. đi thuyền không mặc áo phao.
  2. chơi đùa xung quanh khu vực nước sâu.
  3. học bơi.
  4. đi câu cá một mình.

Câu 6: Chúng ta có thể bơi lội an toàn trong khu vực nào sau đây?

  1. Bể bơi có quản lý.
  2. Khu vực biển bất kì.
  3. Thác nước hoang sơ.
  4. Hồ thủy điện.

Câu 7: Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi tập bơi?

  1. Bơi lội đúng nơi quy định.
  2. Không bơi khi quá nao hoặc quá đói.
  3. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi bơi.
  4. Tập bơi khi đang ốm.

Câu 8: Khởi động trước khi bơi không có động tác

  1. Xoay khớp cổ tay, chân.
  2. Xoay khuỷu tay.
  3. Chạy 3 vòng xung quanh bể bơi.
  4. Ép đùi trước và cổ chân.

Câu 9: Việc chúng ta cần làm sau khi bơi là

  1. Nhịn ăn.
  2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  3. Chạy tại chỗ.
  4. Chạy xung quanh bể bơi vài vòng.

Câu 10: Việc chúng ta nên làm làm trong khi bơi là

  1. Bơi vào nơi nước sâu quá quy định.
  2. Không tuân theo động tác bơi của người hướng dẫn.
  3. Đẩy bạn bè xuống nước để tập phản xạ cho bạn.
  4. Dừng bơi nếu cảm thấy ốm, mệt.

Câu 11: Việc chúng ta nên làm trước khi bơi là

  1. Khởi động bằng các động tác phù hợp.
  2. Mặc quần áo thật chật.
  3. Mặc thật nhiều quần áo tránh nhiễm lạnh.
  4. Làm nóng cơ thể.

Câu 12: Đâu không phải các đồ bảo hộ cần thiết khi bơi?

  1. Kính bơi.
  2. Mũ bơi.
  3. Đai lưng.
  4. Áo phao.

Câu 13: Đâu không phải động tác vệ sinh cơ thể sau khi bơi?

  1. Làm khô tai đúng cách.
  2. Tắm tráng cơ thể.
  3. Rửa mắt đúng cách.
  4. Mặc quần áo ướt cho đến khi khô.

Câu 14: Nếu em làm rơi một quả bóng xuống hồ nước, cách lấy quả bóng an toàn là

  1. Nhảy xuống nước để lấy bóng.
  2. Lấy cành cây dài để khua.
  3. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  4. Tự bơi thuyền ra lấy.

Câu 15: Khi gặp người đuối nước em nên

  1. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  2. Bơi ra ứng cứu.
  3. Lấy que dài gạt người đó vào bờ.
  4. Bỏ đi.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Tại sao phải thực hiện các động tác khởi động trước khi bơi?

  1. Chống ngạt nước.
  2. Chống chuột rút và bong gân.
  3. Chống các bệnh da liễu khi tiếp xúc với nước.
  4. Làm nóng cơ thể, khi xuống nước không bị lạnh.

Câu 2: Tại sao phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau khi bơi?

  1. Tránh các bệnh lý về da.
  2. Tránh bệnh liện quan đến tai, mũi, họng
  3. Tránh bệnh về mắt.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Tại sao không nên bơi khi quá đói?

  1. Vì bơi cần tiêu tốn nhiều năng lượng dễ bị hạ đường huyết.
  2. Dễ khiến chúng ta bị sặc nước.
  3. Dễ bị đau bụng đi ngoài.
  4. Dễ khiến chúng ta bị đau đầu.

Câu 4: Tại sao không nên bơi khi quá no?

  1. Dễ bị chuột rút.
  2. Dễ bị nôn ói và ngạt nước.
  3. Dễ mắc các bệnh về da.
  4. Dễ nhiễm vi khuẩn.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi bơi là

  1. Trước khi bơi không khởi động kĩ.
  2. Dùng sức quá mạnh khi bơi.
  3. Cơ thể không cung cấp đủ canxi.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Bệnh về da có thể mắc phải nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi bơi là 

  1. Viêm da, viêm nang lông, nhiễm nấm.
  2. Nổi mụn thịt.
  3. Nám da, đồi mồi, tàn nhang.
  4. Bệnh bạch biến.

Câu 7: Tại sao không nên bơi khi đang ốm, mệt, nổi gai ốc?

  1. Dễ cảm thấy đói.
  2. Dễ bị nhiễm lạnh.
  3. Dễ bị chuột rút, cảm lạnh, ngất xỉu.
  4. Dễ suy giảm hệ miễn dịch.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Có thể bơi lội nơi có biển báo nào sau đây


  1. B.

  2. D. Tất cả các khu vực có biển báo trên đều không bơi lội được.

Câu 2: Sau khi tập bơi xong, em thấy bạn tập của mình mặc đồ ướt đi về nhà và không tắm tráng. Em sẽ làm gì?

  1. Cách làm của bạn rất hay nên em sẽ làm theo.
  2. Khuyên bạn tắm tráng và thay đồ bộ đồ khô.
  3. Mắng bạn ngu.
  4. Nói với các bạn khác để trêu chọc bạn.

Câu 3: Các bạn em rủ em bơi lội ở khu vực dưới đây, em sẽ làm như thế nào?

  1. Em sẽ đi theo vì khu vực này có nhiều người và có cả người lớn.
  2. Em rủ thêm nhiều bạn khác đi cùng.
  3. Em sẽ mang thêm phao bơi và một số đồ bảo hộ khác.
  4. Em không đi và khuyên các bạn không nên đi.
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 CD, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 CD, trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều bài 21: Phòng tránh đuối nước

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm khoa học 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net