Văn mẫu 10 CTST tập 1 bài 2: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Đề bài: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao Mxây

Bài làm

Nhận định về sử thi “Đăm Săn”, nhà nghiên cứu Nhi-cu-lin nhận xét: “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời ca ngợi tất cả những người của cộng đồng - tất cả người làng”. Đây là nhận định hoàn toàn xác đáng, ngắn gọn để thấy được vẻ đẹp phẩm chất, ngoại hình của người anh hùng Đăm Săn.

Trước hết, Đăm Săn mang vẻ đẹp hình thể khỏe mạnh cường tráng. Vẻ đẹp hình thể của chàng không được miêu tả từ đầu đoạn trích, mà chủ yếu tập trung ở cuối đoạn trích, khi ăn mừng chiến thắng trở về. Hình thể cường tráng, vạm vỡ: “Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Đoạn văn ngắn nhưng tác giả sử dụng hàng loạt biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại trùng điệp, liên tiếp nhau để làm nổi bật vẻ đẹp hình thể của Đăm Săn. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng và ngợi ca vẻ đẹp của chàng, đồng thời cũng là sự khẳng định vẻ đẹp sức mạnh của cộng đồng.

Không chỉ đẹp về ngoại hình, Đăm Săn còn hội tụ đầy đủ trong mình phẩm chất anh hùng, phẩm chất đó được thể hiện rõ trong trận chiến với Mtao Mxây. Mtao Mxây cướp vợ Đăm Săn trong khi chàng đang đi làm nương cùng bà con trên rẫy. Khi trở về buôn, Đăm Săn dẫn mọi người đến buôn làng của Mtao Mxây để khiêu chiến. Trước thái độ ngạo mạn, khiêu khích của Mtao Mxây: “Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”, Đăm Săn càng tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ hơn: “Xuống ngay, diêng! Xuống, diêng”. Thái độ của chàng vô cùng dứt khoát, dồn kẻ thù vào cuộc giao đấu, chàng quyết sống chết với Mtao Mxây một trận để phân chia thắng bại. Đăm Săn và Mtao Mxây trải qua hai hiệp đấu. Mỗi hiệp chàng lại hiện lên với một vẻ đẹp khác nhau. Hiệp thứ nhất, chàng múa những đường khiên vô cùng đẹp mắt: “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây”. Thủ pháp phóng đại đã cho thấy sức mạnh, vẻ đẹp phi thường của Đăm Săn. Càng về sau sức mạnh của Mtao Mxây càng yếu, hắn yêu cầu Hơ Nhị ném cho mình thêm miếng trầu để gia tăng sức mạnh, nhưng Đăm Săn đã nhanh chóng đoạt được miếng trầu, khiến cho sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội. Sự xuất hiện của miếng trầu và người vợ có ý nghĩa đặc biệt với Đăm Săn. Hơ Nhị là vợ chính thức của chàng, bởi vậy, miếng trầu ném ra Đăm Săn bắt được chính là tình yêu tiếp sức cho chàng, để Đăm Săn phóng giáo trúng đùi Mtao Mxây. Nhưng áo giáp của Mtao Mxây không thủng, khiến cho Đăm Săn thấm mệt, chàng vừa chạy vừa ngủ và nằm mơ thấy ông Trời. Trong giấc mơ ông Trời đã chỉ ra lý do vì sao chàng chưa chiến thắng được Mtao Mxây và đưa ra giải pháp cho chàng. Ông Trời là nhân vật trở thủ thứ hai giúp đỡ cho chàng, chi tiết này cho thấy cuộc chiến đấu của Đăm Săn là chính nghĩa bởi vậy nên không chỉ nhận được sự ủng hộ của con người mà còn nhận được sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên. Đăm Săn choàng tỉnh và tiếp tục chiến đấu với Mtao Mxây. Cuối cùng chàng đã giành được thắng lợi vẻ vảng, khiến cho Mtao Mxây phải sợ hãi rúc vào chuồng lợn xin hàng. Cuộc chiến với Mtao Mxây càng cho ta thấy rõ sự anh dũng, sức mạnh phi thường của chàng Đăm Săn.

Không chỉ là một anh hùng, Mtao Mxây còn là người có lòng nhân hậu và đức khoan dung. Trong đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm ta thấy rằng không có chi tiết nào nói về việc Đăm Săn đi cướp bóc của buôn làng khác. Chàng đến buôn làng của Mtao Mxây mục đích là để đòi lại vợ. Sau khi giết chết Mtao Mxây, dân làng không còn ai đứng đầu, họ cần một tù trưởng để dẫn dắt, cần một cộng đồng để chung sống. Bởi vậy, Đăm Săn mới ra lời ướm hỏi và kêu gọi họ: “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Chàng còn gõ vào mạch, vào phên từng nhà trong làng. Những cử chỉ hành động đó cũng đủ cho thấy sự chân thành của chàng. Đáp lại sự chân thành đó, dân làng: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Không khí trở về tấp nập, nhộn nhịp, buôn làng của Đăm Săn càng trở nên vững mạnh, giàu có và thịnh vượng hơn.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng Đăm Săn còn là người trọng tình nghĩa, ghi nhớ công ơn tổ tiên và những người đã ngã xuống. Mặc dù đoạn trích không miêu tả cảnh đổ máu, nhưng chắc chắn rằng trong trận đấu đó đã có rất nhiều người ngã xuống. Bởi vậy lễ cúng người mất và thần linh để tưởng nhớ và biết ơn những người đã hi sinh vì nghĩa lớn đã được tổ chức. Lễ vật dâng cúng thần, tổ tiên vô cùng long trọng và hậu hĩnh để cầu sức khỏe, bình yên và sự thịnh vượng. Sau đó lễ ăn mừng chiến thắng cũng diễn ra hết sức long trọng, tưng bừng: tiếng cồng chiêng vang lên khắp nơi, người đến từ bốn phương, chật ních. Ai cũng được đón tiếp long trọng, ăn uống no say thỏa thích.

Xây dựng nhân vật Đăm Săn tác giả dân gian đã sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, phóng đại để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh phi thường của chàng. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hết sức linh hoạt, giàu kịch tính, những câu yêu cầu, mệnh lệnh, lời kêu gọi tạo nên không khí hùng tráng cho toàn bộ thiên truyện.

Qua đoạn trích ta có thể thấy Đăm Săn là một người anh hùng, hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ nhất: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, chiến đấu không chỉ để cứu vợ mà còn nhằm mục đích cao cả hơn đó là làm cho cuộc sống của mọi người được ấm no, hạnh phúc. Ta có thể thấy Đăm Săn là hội tụ vẻ đẹp, tài năng, sức mạnh và ý chí của cộng đồng, dân tộc.

Bài văn mẫu 2: Cảm Nhận Về Nhân Vật Đăm Săn Trong Đoạn Trích Chiến Thắng Mtao Mxây

Bài làm

Sử thi là thể loại văn học dân gian lâu đời của các dân tộc thiểu số, là đời sống tinh thần, nội dung thể hiện niềm khao khát ước ao về một cuộc sống tốt đẹp, tôn thờ chủ nghĩa anh hùng. Có nhiều bộ sử thi nổi tiếng được truyền từ đời này sang đời khác của các dân tộc Mường, Thái, Tày và của một số các dân tộc Tây Nguyên, nơi mảnh đất đầy nắng và gió. Một trong số những bộ sử thi ấy có bộ sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê là được biết đến nhiều hơn cả, với nhân vật chính là chàng Đăm Săn anh hùng, dũng mãnh. Sự dũng mãnh, anh hùng ấy được thể hiện khá rõ ràng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, đây được coi là một trong những chiến công lẫy lừng nhằm khẳng định sức mạnh của Đăm Săn.

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây kể lại hành trình giành lại vợ và đánh thắng tù trưởng Sắt Mtao Mxây, là người vốn ganh ghét với chàng từ lâu. Sau khi chiến thắng, Đăm Săn không những đón được vợ của mình về mà còn chiếm được cả tôi tớ, ruộng vườn trâu bò của tù trưởng Sắt. Nhờ vậy, chàng càng trở nên giàu mạnh hơn nữa. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên đầu tiên trong cuộc thách đấu với Mtao Mxây, tại nhà của hắn. Có cuộc thách đấu này là do Đăm Săn sau khi trở về nhà thì nghe tin vợ mình là nàng Hơ Nhị dã bị tên tù trưởng Sắt lừa bắt đi, điều này đã chạm đến lòng tự tôn to lớn của Đăm Săn, khiến chàng vô cùng nổi giận lập tức tìm đến nhà Mtao Mxây để giành lại vợ.

Nếu như lẽ thông thường, bước đến địa phận của người khác thường phải nhún nhường và có phần e ngại. Thế nhưng Đăm Săn thì không, chàng đến tận trước hiên nhà Mtao Mxây, ngay dưới chân cầu thang để đòi hắn ra tiếp chuyện mà không một chút e dè, sợ sệt, điều đó đã bước đầu thể hiện sự anh dũng, can đảm của Đăm Săn. Không nhiều lời, ngay câu đầu tiên Đăm Săn đã chứng tỏ sự anh dũng thiện chiến của mình bằng câu thách đấu: "Ơ diêng, ơ diêng, mau xuống đây, ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy". Lúc này đây Mtao Mxây còn chưa xuống ngay mà chọc tức chàng bằng câu: "Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà". Điều này càng làm Đăm Săn thêm tức giận, nhất quyết phải gọi cho được tù trưởng Sắt xuống, nếu không sẽ phá nhà của hắn. Mtao Mxây bắt đầu run sợ, dè chừng tuy đi xuống nhưng luôn miệng bắt Đăm Săn cam đoan không được đâm hắn.

Đăm Săn là người thẳng thắn, có phong thái anh hùng nên dĩ nhiên chẳng làm chuyện hèn hạ ấy, chàng đáp lại mà còn mỉa mai: "Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem đến con lợn nái của nhà ngươi ở dưới đất ta cũng không thèm đâm nữa là", "đến con trâu của nhà ngươi ở trong chuồng ta cũng không thèm đâm nữa là". Đọc đến đây, ta có thể thấy nhân vật Đăm Săn còn rất nhanh nhạy trong lời ăn tiếng nói, sẵn sàng mỉa mai hạ thấp nhuệ khí của kẻ thù, từ lời của chàng hóa ra Mtao Mxây còn chẳng bằng con lợn, con trâu ư? Thật hài hước!

Trận quyết đấu gồm 4 hiệp, ở hiệp đầu Đăm Săn đã rất khảng khái nhường cho Mtao Mxây múa trước. Mtao Mxây múa may một cách yếu ớt, khiên "kêu lạch xạch như quả mướp khô, điệu bộ hết sức hài hước, khác hẳn cái vẻ huênh hoang thường ngày. Đăm Săn chỉ đứng yên quan sát, không hề có ý ra tay. Chàng tiếp tục mỉa mai, tỏ ý khinh thường và không thể tin vào màn múa của Mtao Mxây, "Miếng múa ấy ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đó phải không?"

Hiệp hai đến lượt Đăm Săn múa, múa ra bao nhiêu dũng mãnh, phong độ của người anh hùng. Chàng vượt qua cả đồi tranh, đồi lồ ô, sức chạy vun vút hết đông lại tây, Mtao Mxây nhảy vào đuổi theo nhưng đều không kịp, hắn ra tay chém chàng nhưng lại hụt, chỉ chém trúng cái chão cột trâu. Đăm Săn thấy thế lại càng được dịp hả hê, khích bác. Mtao Mxây bảo Hơ Nhị ném cho miếng trầu để ăn lấy sức, cũng để trêu tức Đăm Săn nhưng không ngờ miếng trầu lại bị Đăm Săn bắt được, chàng ăn rồi sức mạnh tăng gấp bội.

Hiệp ba tiếp tục diễn ra, sức mạnh phi thường của người anh hùng Đăm Săn sánh ngang gió bão, nhát chém nào cũng mạnh mẽ uy lực nhưng lại không đâm thủng được giáp sắt của Mtao Mxây. Khi đã thấm mệt, chàng vừa chạy vừa ngủ thể hiện cái kỳ tài của bậc anh hùng, chàng mơ thấy trời và được chỉ cho cách hạ gục Mtao Mxây. Chàng bừng tỉnh vào chiến đấu tiếp.

Tại hiệp cuối, chàng nhằm trúng vành tai tù trưởng Sắt mà phóng chày tới, cuối cùng sau hồi lâu chiến đấu chàng cũng hạ gục được kẻ thù. Mặc cho Mtao Mxây ra sức van xin thề thốt để được chàng tha chết, nhưng khí khái của người anh hùng xưa trong sử thi, đã không cho phép kẻ thù của mình được sống, bởi tên này là kẻ nhỏ nhen lỡ mai sau hắn quay lại trả thù.

Sau khi giết được tù trưởng Sắt, Đăm Săn không hề làm hại đến những tôi tớ trong nhà kẻ thù, mà tìm cách thu phục họ về phía mình, làm việc cho chàng. Điều đó thể hiện tấm lòng độ lượng của một người anh hùng, một người thủ lĩnh có tầm nhìn xa trông rộng, bởi có giết nhiều người hơn nữa chàng chỉ được cái mang tiếng ác muôn đời, lạm sát người vô tội mà thôi, chi bằng thu nạp về để họ làm việc cho mình, gia tăng nhân lực, sức mạnh cho buôn làng của mình. Đó mới là cách nhìn xa trông rộng của bậc trí nhân. Không những thế tấm lòng rộng rãi của chàng còn thể hiện ở cảnh ăn mừng chiến thắng, chàng mổ trâu, bò, lợn, gà, đãi không biết bao nhiêu là khách khứa, chật cả nhà. Điều đó chứng tỏ Đăm Săn rất được người dân, bạn bè yêu quý, cũng thể hiện tinh thần hiếu khách, khả năng ngoại giao của người anh hùng này.

Chiến thắng Mtao Mxây kể lại một trong những chiến công lừng lẫy của Đăm Săn, xây dựng hình tượng người anh hùng mạnh mẽ, toàn tài, thẳng thắn có lòng tự tôn quyết không để kẻ nào khinh thường, bôi nhọ danh dự. Đây cũng là biểu tượng cho sức mạnh, niềm tin và khao khát của các dân tộc về một cuộc sống yên bình, làng mạc trù phú, ấm no và yên vui.

Bài văn mẫu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn  

Bài làm

Khi nhận định về sử thi “Đăm Săn”, nhà nghiên cứu của Giáo sư người Nga N.I.Nhiculin có nhận xét: “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời ca ngợi tất cả những người của cộng đồng – tất cả người làng”. Đây là nhận định xác đáng, ngắn gọn nhất để thấy được vẻ đẹp trong phẩm chất và ngoại hình của người anh hùng Đăm Săn vừa mạnh mẽ, anh dùng nhưng lại rất nhân văn trượng nghĩa.

Nhân vật Đăm Săn là một tù trưởng lập nên nhiều chiến công trong lao động như chế ngự thiên nhiên như thuần phục voi dữ, chăm chỉ làm rẫy, bắt cá… Vì thế khi hai người vợ yêu quý của mình là Hơ Nhị cùng Hơ Bhị bị hai tù trưởng đối địch là Mtao Grư và Mtao Mxây bắt đi, vị anh hùng Đăm Săn không ngần ngại nguy hiểm, một mình thách thức đấu với hai tù trưởng và kết quả là đã dành chiến thắng. Đoạn trích Đăm Săng giành chiến thắng được mở đầu bằng việc miêu tả về nhà Mtao Mxây. Đó là một ngôi nhà rất to và đẹp bởi đây là những tù trưởng giàu có. Và cũng chính tại ngôi nhà ấy, Đăm Săn đã anh dũng tìm đến tận nơi. Sự  dũng cảm của Đăm Săn thể hiện trong hành động nhà đối thủ tìm vợ và ở lời thách đấu của chàng: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!”. Là con người luôn có tự tin, Đăm Săn không thèm giở trò hèn đâm lén Mtao Mxây. Thái độ trốn tránh của Mtao Mxây càng làm nổi bật tính cách và tư thế hiên ngang của Đăm Săn ngay từ khi cuộc chiến chưa bắt đầu. Khi bước vào cuộc chiến, Đăm Săn nhường Mtao Mxây múa khiên, là thái độ tôn trọng của một người anh hùng đối với đối thủ. Bước vào cuộc chiến, Đăm Săn đã thể hiện bản lĩnh với động tác múa khiên tung hoành ngang dọc , vượt qua cả đồi tranh, vun vút sang đông lại sang tây, đầy lẫm liệt. Trước sự tấn công của Đăm Săn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu nhưng Đăm Săn nhanh chóng đớp được. Đó là hình ảnh tượng trưng cho giá trị văn hóa trong đời sống của người Ê-đê. Hành động của  Đăm Săn khi đớp miếng trầu đã thể hiện sự tin tưởng của cả một cdân tộc dành cho Đăm Săn. Dù cho nguyên nhân của cuộc chiến là một lí do cá nhân, nhưng Đăm Săn lại có sự ủng hộ, giúp đỡ của cả bản làng. Khi đã nhai trầu, sức mạnh tăng lên, chàng tiếp tục quyết đấu với Mtao Mxây. Những động tác múa như gió như bão, như lốc khiến không gì có thể ngăn cản được chàng. Sức mạnh ấy khiến cho núi ba lần phải rạn nứt, các đồi ba lần bật rễ bay tung khắp trời. Khi Đăm Săn phóng giáo đến phía Mtao Mxây mà không thủng cũng là lúc Đăm Săn mộng thấy ông trời giúp đỡ. Với sức mạnh của thần linh, Đăm Săn đã cắt đầu Mtao Mxây đây là một sự trừng phạt cho kẻ hèn nhát dám cướp vợ người khác. Chiến thắng này không chỉ thể hiện được sự dũng cảm của Đăm San, mà còn bảo vệ được sự bình yên cho bản làng, dân tộc.

Cuộc chiến kết thúc, Đăm Săn đã thuyết phục những người dân tại làng Mtao Mxây cùng trở về làng của mình và đương nhiên dân làng đều chấp thuận theo chàng: “Không đi sao được!”. Đăm Săn cùng người dân mới về làng đem theo cả của cải của Mtao Mxây. Để mừng chiến thắng, chàng mở tiệc kéo dài suốt cả mùa khô, trước tiên là để tạ ơn thần linh bởi chính nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn mới đánh bại kẻ thù. Sau đó, dân bản cùng nhau uống rượu, ăn thịt và đánh chiêng đánh la tạo nên chung cảnh thật nhộn nhịp biết bao.. Cả bản làng không phân biệt người mới, người cũ đều hòa vào không khí lễ hội. Đăm Săn quả là một tù trưởng đích thực với hình ảnh ngực quấn chéo tấm mền chiến và khoác tấm áo chiến, hai bên tai đeo nụ, còn bên mình đủ giáo gươm trong lễ hội. Một tù trưởng tràn đầy tiếng tăm vang dội với một cơ thể to lớn, có sức mạnh vượt xa mọi giới hạn, sáng ngang với trời đất với sức voi đực, hơi thở tựa sấm dậy. Không còn là một vị tù trưởng nữa, trong sử thi, trong những người dân Ê-đê Đăm Săn hiện lên thành một vị thần đem lại bình yên cho buôn làng.

Là hình tượng biểu tượng trong Sử thi nhân vật Đăm Săn hiện lên trong tư thế của một vị tù trưởng tài năng cùng sức mạnh phi thường với lòng dũng cảm, khí phách, và trở thành hình mẫu anh dùng lí tưởng của người Ê-đê.

Bài văn mẫu 4: Hãy viết văn bản nghị luận, trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

-Tầm quan trọng của động cơ học tập

-Ứng xử tên không gian mạng

-Quan niệm về lòng vị tha

-Thị hiếu của thanh niên ngày nay,..

Bài làm

Hiện nay, thế giới ngày càng phát triển kèm theo đó là những yêu cầu ngày càng cao về giáo dục, học tập. Nhiều người cảm thấy không có ý chí, mệt mỏi vì áp lực. Đó chính là lúc chúng ta cần phải có động cơ học tập. Động cơ học tập là một yếu tố quan trọng giúp con người có đươc ý cý, biết cố gắng vươn lên trong học tập

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu động cơ học tập là gì. Theo từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”. Như vậy có thể hiểu, động cơ học tập là một yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tìm ra được nhu cầu và có được tinh thần quyết tâm, phấn đấu trong học tập

Động cơ học tập rất quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh. Thứ nhất, có được động cơ học tập sẽ giúp các em tập trung vào bài học hơn. Khi một người có được động cơ học tập thì người đó sẽ càng có nhu cầu tìm tòi để thỏa mãn sự ham học hỏi của bản thân mình. Như khi có được cảm giác thích thú với nội dung, cách giảng dạy của môn học nào đấy. Học sinh đó sẽ dần trở nên ham học hỏi, thích thú tìm hiểu mỗi khi đến tiết học đó. Sự chăm chỉ, tập trung của em học sinh đó sẽ tăng dần lên

Thứ hai, động cơ học tập còn giúp con người biết được mình muốn gì, học về cái gì để từ đó có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Lúc có được động cơ học tập ở nhiều môn học , học sinh sẽ cố gắng tìm hiểu, tập trung cho từng môn học từ lý thuyết, thực  hành và cách truyền tải của giáo viên. Khi tìm hiểu kĩ càng, học sinh đó sẽ biết được đâu là những môn học phù hợp cho tương lai của mình trên con đường học hành

Động cơ học tập không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành phụ thuộc nhiều về cách xây dựng bài học, cách giảng dạy, truyền tải của mỗi giáo viên. Cách giảng dạy tốt thì sẽ dễ dàng tạo ra được động lực học tập cho các em học sinh

Nói tóm lại, động cơ học tập là mộ phần rất quan trọng đối  với con người trong suốt hành trình của mình. Ham học hỏi, tìm hiểu sẽ mọi người phát triển và tiến bộ hơn trong tương lai.

Bài văn mẫu 5: Phân tích tác phẩm Gặp Ka-ríp và Xi-la

Bài làm

Ở trên mảnh đất nơi sự sống hằng ngày vẫn luôn sinh sôi nảy nở, trải qua hàng ngàn năm vận động của mọi sự trên thế giới này, mỗi một thực thể đều có một điều gì đó luôn khiến nó tự hào về những gì mình đang có và đã trải qua. Như một bông hoa hướng dương vẫn luôn hướng về cánh đồng bất tận đầy nắng và ánh sáng, nơi nuôi dưỡng và hoàn thiện tâm hồn một loài sinh vật được mệnh danh là đứa con của thần mặt trời. Như một loài chim vẫn luôn hót về khu vườn tươi mát, nơi mà những cư dân sinh sống và tồn tại trên mảnh đất đó vẫn luôn tự hào về ngôi nhà của chúng.

Cũng giống như vậy, Hy Lạp, vương triều của những bài ca sử thi, hàng ngàn năm qua họ vẫn luôn hướng về những dòng thời gian mang đậm giai điệu anh hùng của các bản hùng ca sử thi lịch sử, là cái nôi sinh ra những người anh hùng, đại diện cho lí tưởng cao cả của xã hội. Tại mảnh đất có vô vàn những đứa con tinh thần đã được bồi đắp từ phu sa màu mỡ của đất mẹ, từ gió trời của thiên nhiên, chính vì vậy những giai thoại sử thi luôn mang trong mình những nét quen thuộc, là tấm gương phản chiếu rõ nét được con người, vẻ đẹp cuộc sống. Những sáng tác ấy mang đậm tính lịch sử, xã hội, đưa cuộc sống màu mỡ của con người qua lớp màng thanh lọc, từ đó chúng được lí tưởng hoá trở nên cao cả và kì vĩ hơn bao giờ hết. Khi kể đến sử thi Hy Lạp không thể không kể đến Homero, một tác giả nổi tiếng với hai cuốn sử thi huyền thoại là Iliat và Odixe. Khác với bản hùng ca trên chiến trường đánh bóng tên tuổi của những người anh hùng như Asin trong Iliat, đến với Odixe sẽ là một thế giới hoàn toàn mới, nơi mà bối cảnh lịch sử thay đổi, những phẩm chất của con người được đề cao, đặc biệt là tình tiết Odixe đối đầu với quái vật biển cả trong đoạn trích “Gặp Karip và Xila”.

Hy Lạp nổi tiếng là chiếc nôi của những câu chuyện sử thi, trong các tác phẩm sử thi huyền thoại ấy không chỉ hình ảnh con người bình thường được lí tưởng hoá, được anh hùng hoá mà những phẩm chất cao quý đáng có của con người cũng được đề cập đến. Sử thi là một thể loại vừa văn xuôi vừa thơ, được ra đời trong những bối cảnh lịch sử xa xưa, khoảng thời gian mà con người ban đầu có những nền văn minh riêng đậm đà bản sắc riêng. Mỗi một đất nước đều có cho mình những câu chuyện sử thi mang nét truyền thống, văn hoá riêng, họ sáng tạo ra những câu chuyện phù hợp với con người, với nền văn minh mà họ đang sở hữu. Mỗi một câu chuyện sử thi là sự ca ngợi những người anh hùng và các chiến công của họ, những chiến tích ấy mang tính cộng đồng, đại diện cho cộng đồng. Nhưng nhân vật đi ra từ trang sử thi đều có những phẩm chất hơn người, sở hữu sức mạnh phi thường, sự dũng mãnh gan dạ, luôn sẵn sàng đối mặt với cái xấu, cái ác để đem lại vinh quang, kì tích cho cộng đồng. Những tố chất mà người anh hùng ấy có chính là những điều thiết thực mà mỗi một con người chúng ta cũng đều nên có, chính vì vậy ý nghĩa nhân văn xuất phát từ những câu chuyện sử thi rất cao, mang tính khái quát và nhân bản. Và để bộc lộ ra những phẩm chất ấy, cốt truyện thường xoay quanh những cuộc phiêu lưu và trải nghiệm của người anh hùng, từ đó những đặc điểm ấy được nâng tầm và trở nên gần gũi và dễ hình dung hơn đối với độc giả. Đa phần những tư tưởng trong sử thi là ước mơ, khát vọng về sự chinh phục thiên nhiên của con người, họ muốn làm chủ thiên nhiên, bởi họ tự cho mình là thực thể mạnh mẽ nhất trong vũ trụ, họ muốn làm chủ chính môi trường sống của mình.

Đến với đoạn trích “ Gặp Karip và Xila”, ta cảm nhận được tài hoa nghệ sĩ trong cách nhìn và cách thể hiện của Homero. Homero sinh ra vào khoảng thế kỉ VIII trước công nguyên, là một nhà thơ mù xuất thân từ một gia đình nghèo bên dòng sông Melet. Bởi vậy những gì tinh túy và thực tiễn nhất mà con sống ấy chứng kiến trong quá trình hình thành nền văn minh Hy Lạp cũng được ông tiếp thu phần nào và đưa vào bản hùng ca của mình, chính vì thế những tác phẩm của ông có thể nói mang đậm tính chất sử thi, thể hiện cá tính sáng tạo trong con người ông “mà không tìm thấy trong cổ họng bất kì ai khác”, hai bản hùng ca nổi tiếng Iliat và Odixe mà một minh chứng cụ thể. Bản hùng ca vang dội Odixe là một minh chứng cho suốt cuộc đời người anh hùng ấy, không chỉ thể hiện những gian khó và trải nghiệm mà Odixe phải trải qua trong suốt cuộc đời đầy gian truân của mình mà còn là những bài học cuộc sống được đúc kết một cách tỉ mỉ và sâu sắc để truyền đến với độc giả. Chính những cái hay và đặc biệt ấy chính là những điểm sáng trong phong cách xây dựng nên một huyền thoại văn học được cả thế giới biết đến trong Homero. Trong đoạn trích “Gặp Karip và Xila”, hình ảnh một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và đầy mưu trí của Odixe hiện lên thông qua những hành động của một thủ lĩnh thực thụ, đó là tinh thần và sức mạnh của người lãnh đạo hướng dẫn mọi người vượt qua những gian nan vất vả trong hình trình vượt biển. Đó không chỉ là một câu chuyện về con người đương đầu với quái vật một cách đơn thuần, đó là một cuộc phiêu lưu trong cuộc đời, là trải nghiệm, từ đó xây dựng nên nhiều ý nghĩa nhân sinh quan trong cuộc sống. Homero phải thật tài tình và đồng điệu tâm hồn với những nhân vật trong truyện để biến mình thành một đạo diễn tạo ra những thước phim thật sự xuất sắc.

Sau khi về đến hòn đảo Aiaie xa xôi, Odixe và các bạn đồng hành của mình đã chôn Enpeno một cách trang trọng rồi chuẩn bị cho cuộc hành trình tìm về quê nhà của mình sau một trận chiến khốc liệt ở thành Troy. Odixe đã gặp nữ thần Xiecxe, vị nữ thần biết nói tiếng người ấy đã cảnh báo cho chàng những tai hoạ sắp đến trên đường trở về quê nhà, khuyên chàng phải cẩn thận trước những cánh đồng hoa, phải dè chừng tiếng hát đầy mê hoặc của những nàng Xiren xinh đẹp. Odixe đã thông báo lại với những người bạn đồng hành của mình, chỉ để mình chàng nghe hát thôi, còn những người khác phải lấy sáp bịt tai lại, khi chàng muốn đồng đội mở trói cho mình thì hãy trói chặt thêm vào. Đó là những lời mà một người thủ lĩnh căn dặn mọi người, từ đó ta cảm nhận được những tố chất lãnh đạo, sự bình tĩnh và gan dạ trong Odixe đã dẫn dắt mọi người vượt qua khó khăn thứ nhất. Tiếng hát mê hoặc của những nàng Xiren như rót mật vào tai những người đàn ông đang ngồi trên thuyền, Odixe rạo rực, như muốn xé toang sợi thừng đang kìm hãm cơn thèm thuồng trong người mình, “Hỡi Odixe nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người Acai, mời chàng hãy lại đây, dừng thuyền nghe chúng em hát đã”. Những câu hát dịu ngọt cứ thế vang lên từ cổ họng những nàng Xiren đầy quyến rũ, sự mê muội cứ thế dâng cao trong lòng chàng, nhưng chàng không hề bị mê hoặc. Chính những lời căn dặn trước đó và sự thông minh của Odixe đã giải cứu chàng và những người đồng đội thoát khỏi cửa ải đầu tiên trong cuộc phiêu lưu ấy, quả là một người anh hùng thông minh và quả quyết. Hành động của Odixe đã chứng minh cho những tài năng và phẩm chất trong chính con người chàng, không phải một người nào cũng có được. Đó là sức mạnh hùng hậu của một người đàn ông Hy Lạp, một đứa con của những vị thần, sở hữu sức mạnh và trí tuệ hơn người.

Odixe không chỉ là một người anh hùng giám đối đầu với sương gió và chàng còn có tố chất lãnh đạo, bởi trong chàng chảy dòng máu của những vi vua trong hoàng tộc, là một người luôn luôn sẵn sàng vì mọi người, đó là một nét đặc trưng của đế chế Hy Lạp cổ đại.

“Vừa đi khỏi đảo, tôi đã thấy bụi nước bắn lên như một màn sương từ những ngọn sóng lớn và nghe thấy tiếng sóng đập ầm ầm”, vừa trải qua một thử thách thì thử thách khác lại đến để thử lòng những người anh hùng của chúng ta. Những người khác bắt đầu lo sợ, “đánh tụt cả mái chèo”, chiếc thuyền bỗng dừng lại vì không ai chèo nữa. Riêng chỉ có Odixe là thật sự bình tĩnh, và những hành động tiếp theo của chàng khiến mọi người quay trở lại công việc của mình và sẵn sàng đương đầu với những giông bão trên đại dương bao la kia. Chàng khuyên ngăn mọi người hãy thực sự bình tĩnh, “Tai hoạ đang chờ chúng ta chưa hẳn đã ghê gớm hơn hồi tên Xicop đem cả sức mạnh hung tàn của hắn nhốt chúng ta trong hang… Nhờ có lòng dũng cảm, với lời khuyến và mưu trí của ta, nên chúng ta cũng đã thoát nạn”, “Và bây giờ chúng ta hãy can đảm lên, tất cả hãy nghe ta”, những lời khuyên của Odixe với giọng điệu ngọt nhẹ, khích lệ những người bạn đồng hành. Họ bắt đầu quay trở lại công việc của mình, tránh né những chướng ngại trên đường, ung dung tiến về phía trước mặc cho hai con thú dữ của đại dương Karip và Xila đang ẩn mình đâu đó trong màn sương kia. Trải qua những cuồng phong ấy, Odixe bỗng quên khuấy đi lời căn dặn của Xiecxe là không được cầm khí giới khi đối đầu với quái vật biển, thế nên chàng đã khoác lên mình bộ giáp như một quân vương, tay cầm thanh kiếm đồng mài sắc đưngs trước mạn thuyền, có thể nhận Xila bất cứ khi nào nó trồi lên trên mặt biển. Đó là một hành động sai lầm của Odixe, khiến cho những người bạn đồng hành của mình lâm vào nguy hiểm. Hai con thú khổng lồ ấy cứ thay phiên nhau nuốt nước vào bụng rồi lại ọc ra, những lần như vậy mặt nước như bị quấy đảo điên cuồng, tựa cái chảo dầu đang sôi ùng ục sẵn sàng nhấn chìm hết Odixe và những người đồng đội. Những vách đá xung quanh kêu réo một cách dã man, mặt nước cứ ùng ục và cuồn cuộn như muốn nuốt trôi tất cả, những người bạn đồng hành của Odixe bắt đầu tái xanh cả mặt, sự sợ hãi bao trùm lên trên mỗi một khuôn mặt. Trong một khoảnh khắc nào đó, những người đồng hành của Odixe bỗng dưng biến mất, Xila đã bắt họ đi rồi. Odixe chỉ còn thấy tay chân họ giãy dụa trên không, nó bắt họ về hàng và ăn thịt họ. Họ cầu cứu Odixe nhưng chàng đành bất lực, những tiếng kêu thảm thiết của những người sắp chết. Một khung cảnh thật kinh khủng đối với người ở lại, “Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường”. Nhưng không vì thế mà chàng chùn bước, Odixe vẫn tiếp tục cuộc hành trình trở về quê hương của mình.

Karip và Xila không phải là những con quái vật khổng lồ ăn thịt người, mà chúng tượng trưng cho những thiên tai mà con người thường đối đầu trên đại dương, đó là sóng thần và vòi rồng, xoáy nước. Những thiên tai ấy đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mạng của con người, câu chuyện lấy ý tưởng từ đó để xây dựng nên khát vọng và ước mơ chinh phục tự nhiên của con người giống như chinh phục Karip và Xila vậy. Khát vọng làm chủ thiên nhiên chính là lí tưởng cao cả của người Hy Lạp cổ, không chỉ mỗi họ mà là ước mơ của mọi dân tộc trên thế giới. Tự nhiên là môi trường sống xung quanh họ, họ muốn dẫm đạp trên thiên nhiên để thể hiện sức mạnh và quyền làm chủ của mình, để khẳng định cái to lớn của con người trước thiên nhiên vũ trụ. Đó là lí tưởng của cộng động được lí tưởng hoá vào trong người anh hùng Odixe, từ bức khắc họa đó những hình ảnh mạnh mẽ và gan dạ của Odixe được xây dựng một cách đặc trưng và cao cả.

Không chỉ với nội dung đặc sắc về cuộc phiêu lưu mạo hiểm trên đường trở về quê hương của Odixe mà những yếu tố nghệ thuật cũng góp phần tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, là giọng của odixe, từ đó người đọc sẽ cảm nhận sâu sắc hơn những việc mà các nhân vật đã trải qua, giúp người đọc cảm nhận chúng một cách chân thực và khách quan nhất . Những bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật đi từ cung bậc cảm xúc khác nhau, từ hốt hoảng đến bình tĩnh, tự tin ngoan cường, không ngại va chạm với quái vật , tất cả đã xây dựng nên một bản hùng ca dũng mãnh phi thường, làm nổi bật hình tượng người anh hùng Odixe.

Văn học là phương thức xây dựng con người, dù ở bất kì đâu nó cũng hướng ngòi bút của mình đến những vẻ đẹp của con người. Những trang giấy của Homero không chỉ để ca ngợi người anh hùng Odixe mà đó còn là nét đẹp chung của cộng đồng người Hy Lạp, là sức mạnh của lòng dũng cảm, sự gan dạ và bình tĩnh đối đầu với cái ác, cái xấu. Những phẩm chất tốt đẹp của Odixe qua ngòi bút của Homero trở nên phi thường hơn bao giờ hết, hình tượng người anh hùng với những cốt cách đẹp được lí tưởng hoá, trở nên phổ biến trong cộng đồng. Chính vì vậy ngòi bút của Homero luôn gần gũi và sống mãi trên bầu trời nghệ thuật của nhân loại.

Bài văn mẫu 6: Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?

Bài làm

Theo quan điểm của cá nhân em, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ bao đời nay; từ những câu chuyện lịch sử mang đậm tính dân tộc; là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Chính những điều ấy sẽ giúp mỗi người trong cộng đồng đều cảm thấy tự hào, hãnh diễn và có ý thức xây dựng, phát triển cộng đồng ngày một vững mạnh hơn.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com