Văn mẫu 10 CTST tập 1 bài 5: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.

Đề bài: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Phân tích Thị Mầu lên chùa.

Bài làm

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, điều gì đã làm nên một cuộc sống đầy màu sắc như ngày hôm nay? Có phải là những giai điệu du dương êm tai giúp ta thư giãn sau ngày dài mệt mỏi. Hay những con chữ nối dài trên cuốn sách mà ta hay đọc…. đã bồi dưỡng nên đời sống tinh thần phong phú của con người. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, được sinh ra là để con người giãi bày tâm tư, nhìn nhận về cuộc đời, từ đó rút ra những bài học chiêm nghiệm cho bản thân. Là một hình thức nghệ thuật độc đáo và lâu đời, Chèo không mấy xa lạ với chúng ta. Chèo bắt buồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, lấy âm nhạc làm nền, ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Có một vở chèo kinh điển mà cho đến ngày nay chiều sâu tư tưởng và câu hỏi mà vở chèo đặt ra là vấn đề mà mọi thời đại đều hướng đến. Đó là vở chèo Quan âm thị kính. Đoạn trích Thị mầu lên chùa sẽ cho ta hiểu hơn về xã hội, về con người lúc bấy giờ. 

Lễ chùa cúng vái có lẽ là một nét đẹp trong phong tục của người Việt, là truyền thống mà mọi nhà đều gìn giữ. Và thị mầu cũng lễ chùa để khấn vái. Được biết đến là một cô gái lẳng lơ, hình ảnh Thị Mầu lên gợi cho ta ấn tượng về một cô gái xinh đẹp, lả lướt có phần lẳng lơ, thiếu sự thành tâm, nghiêm túc nơi cửa chùa. Thị Mầu lên chùa khác với lệ thường là: Người ta lên chùa vào mười tư, rằm; còn Thị Mầu lên chùa mười ba. 

Bởi vì ngay từ đầu Thị Mầu đã được xây dụng là người con gái lẳng lơ, không phải là người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa vậy nên, qua lời đề thì những cái dở, cái xấu của Mầu được bộc lộ rõ ràng hơn. Cái dở đó chỉ duy nhất là sự mù quáng, mà đã yêu đương say đắm và dữ dội đến như thế, thì có mù quáng cũng là dễ hiểu, do đó dễ thông cảm, và hơn nữa, dễ thương mà thôi. Cái mù quáng của Thị Mầu là ở chỗ cô không nhận biết – đối tượng của mình… Thầy Tiểu mà cô mê thực ra là Thị Kính giả trai. Sự mù quáng của Thị Mầu cùng với cơn yêu đương. Hành động của Thị Mầu như là xông ra nắm tay chú tiểu, với những lời nói của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: khi gặp Mầu đã khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu, táo bạo hơn nữa, lời nói chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Thị Mầu tiến tới hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

 Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin “chưa chồng”

“Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đây nhá!”

Đi lễ chùa nhưng có lẽ Thị Mầu đã tìm thấy thứ thu hút mình ngay từ cái nhìn đầu tiên, không quan tâm đến việc vào lễ Phật.

Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”. “Cấm giá” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:

                 “Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

                  Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

                   Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”

“Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không có kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào:

          “Người đâu ở chùa này

            Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

            Ấy mấy thầy tiểu ơi”

           “Thầy như táo rụng sân đình

          Em như gái rở, đi rình của chua

Phải nói rằng phép so sánh ở đoạn này thật độc đáo đến lạ, Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu. “Thầy như táo rụng sân đình / Em như gái rở, đi rình của chua”. Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát. Còn người phụ nữ nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua, thèm đến xót lòng. Người đàn bà ăn dở mà gặp quả táo, hơn nữa lại là rụng mà rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng thêm gấp bội. Nhặt quả táo lên chắc người con gái ăn dở ấy phải nhai nuốt ngấu nghiến. Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem. Những câu hát trong phần này tập trung thể hiện nỗi lòng, khát khao hạnh phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu ngó lơ.

Những lời đế ấy không chỉ giúp Mầu thể hiện rõ bản thân của mình mà còn khiến giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian là cách dùng gậy ông lại đập lưng ông mà văn học dân gian rất thiện nghệ để phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức  phong kiến. Đối diện với những lời mời mọc đầy mật ngọt của Thị Mầu thì Thị kính giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”. Bên cạnh nét giai điệu phóng túng, du dương là nét nhạc trầm lắng cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều. Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo. 

Hai người con gái, hai hoàn cảnh, hai tính cách, hai số phận, hai cách lựa chọn… nhưng đều chịu sự trói buộc của lễ giáo phong kiến… Là một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng ra Thị Kính phải có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc và vui vẻ, thế nhưng người phụ nữ ấy lại có một số phận đầy đau khổ và bất hạnh. Vì muốn cắt cái râu mọc người cho chồng, Thiện Sĩ tỉnh giấc khi chưa hiểu rõ ngọn ngành đã hét lớn, cho rằng Thị Kính muốn giết mình. Trước sự việc ấy, Sùng bà – mẹ của Thiện Sĩ đã dùng những lời lẽ cay độc, tàn nhẫn để mắng chửi, sỉ nhục và thậm chí còn đẩy ngã Thị Kính. Tuy nhiên, trước những lời nói và hành động của mẹ chồng, Thị Kính vẫn rất hòa nhã, nàng phân bua, hết lần này đến lần khác kêu oan nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa. Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà với nỗi oan khuất không thể lí giải còn cha của nàng thì bị đẩy ngã. Chắc hẳn sẽ chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của Thị Kính lúc này – hôn nhân, gia đình tan vỡ, mất lòng tin ở chính những người thân trong gia đình và hơn thế nữa đó chính là việc nàng đã phải chứng kiến cảnh cha mình bị làm nhục. Tận cùng của nỗi đau và sự bất lực và có lẽ cũng không còn sự lựa chọn nào khác, Thị Kính quyết định ra đi. Trước khi từ giã tổ ấm của mình, nàng vẫn không quên ngoái đầu nhìn lại thúng khâu, chiếc kỉ, thúng sách… – những kỉ vật của một thời hạnh phúc, ấm êm nhưng nó lại cũng chính là nhân chứng cho nỗi oan ức của nàng. Ngoái nhìn lại tất cả với một nỗi đau đớn, xót xa và cả sự luyến tiếc. Rời khỏi nhà, nàng quyết định nương nhờ nơi cửa chùa. Sự lựa chọn ấy của Thị Kính như một lẽ tất yếu, bởi lẽ nàng đã bị đuổi khỏi nhà chồng, càng không thể trở về nhà cha mẹ đẻ bởi đó là điều lễ giáo phong kiến không cho phép. Nàng giả trai đi tu, nương nhờ cửa Phật với mong mỏi sẽ có được cuộc sống yên bình và nơi thanh tịnh ấy sẽ chứng minh cho sự trong sạch của nàng. Nhưng đồng thời, sự lựa chọn ấy của nàng cũng cho thấy sự sự bế tắc của nàng nói riêng, của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung bởi đấy là sự lựa chọn thụ động trước sự nghiệt ngã, xô đẩy của hoàn cảnh.

Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!…

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Bởi lời tỏ tình ấy da diết làm sao, nó chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu – giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.  Một thì Mầu khác biệt với Thị Kính . Thị kính nhẫn nhịn, thị Kính chịu đựng bao nhiêu thì thị Mầu lại bùng nổ bấy nhiều. Thị Mầu dám  cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.  Nếu trong ca dao Việt Nam:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đinh

           Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

So sánh hình dáng cây trúc với người phụ nữ Việt Nam trẻ trung, mong manh và xinh đẹp cho dù đứng ở đâu, dù ở góc độ nào vẫn xinh. Trong vở chèo Thị Mầu lên chùa

“Trúc xinh trúc mọc sân đình

              Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”

Ở trong câu ca dao người phụ nữ đứng một mình, dù đứng ở đâu, góc độ nào vẫn xinh; còn trong vở chèo Thị Mầu thì nó được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp mới xinh, còn đứng một mình sẽ không xinh.

Quen thói trăng hoa, Thị Mầu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này. 

Thị Mầu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng. Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời. Cần phải nhận thấy rằng, việc Kính Tâm nhận cái thai của Thị Mầu cũng có nhiều nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Là một người phụ nữ, Kính Tâm nhận thấy được cuộc sống và tình cảm của Thị Mầu có những uẩn khúc riêng. Việc “không chồng mà chửa” của Thị Mầu (người phụ nữ) đối với đạo đức nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ là một tội trạng quá cỡ. Hình phạt có thể là gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông. Vì vậy chúng ta có thể hiểu thêm, việc Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm không đơn thuần chỉ là hành động vu oan giá họa cho kẻ tu hành mà đó thực sự là kêu cứu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của phật. Và đây là điều cao cả chỉ có ở Kính Tâm – một người xuất gia, lại là nữ giới, sự kết tinh của từ bi, trí tuệ và tư chất hai ấy chính là lí do để Kính Tâm chịu oan để Thị Mầu bớt khổ. 

Như thể “nhẫn vô sanh nhẫn” ở đây hoàn toàn đâu phải là thái độ phản kháng tiêu cực và thụ động. Nhẫn ở đây là nhẫn nhục hiền hòa, là nhẫn điều khó nhẫn, là hy sinh chính mình, chịu oan chịu khổ thay người khi cuộc đời đang còn tràn đầy bất công nghiệt ngã.

Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Mầu, Thị Mầu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo. Thị Mầu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Mầu mà Thị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được. Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Mầu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan!  Thực ra, Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể kàm mẹ. Thị Mầu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẵng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay! Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Màu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao?

Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Mầu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ – chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Mầu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!

Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Mầu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ “Thị Mầu” của nhà thơ Anh Ngọc:

“…Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức

Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu,

Những cánh màn đã khép lại đàng sau

Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt,

Bao Thị Mầu trở về với đời thực

Vị táo còn chua mãi ở đầu môi.”

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Bài văn mẫu 2: Phân tích Thị Mầu lên chùa.

Bài làm

Hồ Xuân Hương người con gái đã hạ  mình xuống lắng nghe tiếng lòng của thời đại trái gió trở trời, để rồi động lòng xót thương biết bao cho thân phận người nữ nhi đẹp đẽ như bồ công anh, mà cũng tan biến nhanh dù phu bạc mệnh, để rồi từ ấy bà đã viết:  “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non”. Trong thời đại ngự trị của xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, nơi nhân quyền được xem là rẻ rách, không bằng một đồng xu, thì thân phận nữ quyền cũng không đáng bằng cắc bạc. Dù “ tài hoa bạc mệnh “ như vậy, nhưng người phụ nữ xưa vẫn làm tròn  bổn phận “ công dung ngôn hạnh” của mình, chính vì thế người ta luôn nhớ tới hình ảnh người phụ nữ ấy qua nét đẹp thướt tha dịu dàng,và có thể ví thành “ Bàn bàn nhập họa “,“Băng thanh ngọc khiết “ tức là vừa đẹp như tranh vẽ vừa thuần khiết trong sáng như băng. Nhưng không thể đánh đồng tất cả bởi vì làm quan còn có người tốt kẻ tham, làm vật còn có giống cái giống đực, thì làm người mấy ai được như bụt trong truyện, như cô tiên trên trời, và người phụ nữ cũng vậy, ngoài cái vẻ đẹp ở thể xác và tâm hồn như nhân vật nàng Thị Kính thì người ta còn nhắc về những cô gái đi trái lại với “ quan điểm về cái đẹp “ đó là lẳng lơ, buông thả mình, thể hiện qua nhân vật Thị Mầu. Tất cả những tiêu biểu nhất đã được khắc họa qua đoạn trích “ Thị Mầu Lên chùa “ trích “ Quan âm Thị Kính”

  “ này chị em ơi

  ….

 Chính chuyên cũng chẳng son để thờ”

Đoạn trích “ Thị Mầu lên chùa “ trích trong “Quan Âm Thị Kính “ được lưu truyền theo nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú về thể loại dựa trên một nội dung như hát chèo, cải lương, kịch, thơ và văn xuôi. Đến ngày nay các nhà khảo cổ nghiên cứu văn học vẫn chưa tìm được thi sĩ nào đã sáng tác nên tác phẩm ấy, chỉ biết bảng in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành vào năm 1911. Sau này có nhiều dị bản khác được tìm thấy, hay người ta còn phát triển nó trở thành một vỡ diễn chèo để biểu diễn trên sân khấu và phân bố rộng rãi khắp mọi nơi. Nói về 4 chữ nhan đề “ Quan âm “ thì theo nghĩa cứu đời tức là một vị bồ tác coi nghe tiếng đời kêu tên mình mà cứu cho, là một người tâm sáng phúc hậu, nhìn thấy được nổi thống khổ của nhân loại không kiềm được mà ra tay giúp đỡ, phù hộ, đây cũng là vị bồ tát trong phật pháp, được người đời ca tụng, thờ phượng và biết ơn. Kề bên hai chữ Quan Âm chính là “ Thị Kính “ trong đó từ Thị tức để phân biệt khác với lối đặt tên của người đàn ông. Trong một số quan niệm xa xưa người ta còn cho rằng chữ Thị trong tên tức là để chỉ nữ nhi yếu mền,không làm ra trò trống gì. Đồng thời  họ coi chữ Thị như một cách khinh mạc, miệt thị, phân biệt để giơ cao cái quan niệm“ Trọng quyền nam khinh thế nữ “ cổ hữu, ngốc nghếch của mình. Và song đó “ kính “ có nghĩa là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng buông lung, luôn phải giữ gìn cái tâm trong sạch, phúc khí ở đời. Làm tròn được chữ Kính chính là tiến được nữa đường vào đạo vậy .Khi bà Thị Kính đến Chùa Vân mà sư phụ đặt cho là Kính Tâm, cũng một ý ấy vậy. 

Qua “ Quan âm Thị kính “ đức khí phúc hậu, cốt đức nhẫn nhịn đáng nể phục của nàng Thị Kính được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích” Thị Mầu lên chùa “.Trước cuộc gặp gỡ đầy bi oai nành đã mang cái oan nghiệt ngã được gọi là “ Oan Thị Kính “ đúng thật là:

     “ phận người con gái chỉ đẹp nhất lúc chưa chồng… “ 

Nàng Thị kính một người con gái vừa tài sắc vừa nết na, nàng được gả cho một thư sinh tên Thiện Sỹ con nhà họ Sùng. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận. Một hôm chồng ngồi đọc sách vợ ngồi khâu bên cạnh,lúc sau vì mệt chàng tựa vào bên ngủ thiếp đi. Nàng nhìn thấy trên cầm chồng có một sợi râu mọc ngược, sẵn dao trên tay nàng toan cắt sợi râu đi. Bổng chàng giật mình tỉnh dậy, tưởng vợ có ý định hại mình nên bèn hô tri lên, ba mẹ chồng đến một mực đổ lỗi cho nàng có tình ý giết chồng, rồi kêu Mãng Ông đến trả lại con gái. Sau khi bị oan không tài nào có thể xóa bỏ hiềm ác trông mắt người khác còn mang tiếng   “ Tình Lý gian ngay “ nổi thống khổ không biết kể cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ơn nghĩa sâu nặng của cha mẹ, sau là giải tỏa phần nào nổi oan khiêm. Đang trong đêm, nàng cắt tóc giả thành nam nhân và trốn khỏi nhà. Một lần nữa, nàng lại mắc vào cái oan bị cho là đã bỏ nhà theo trai. Nhưng nàng vào chùa là để tìm khoảng bình yên trong lòng, nàng muốn tránh những nhiễm khích, mưu toan, chật vật, khốn khó của đời với phận nữ nhi. Vậy mà cớ sự nào có bao giờ được như ý.

Vào Chùa cũng là nơi nàng gặp người con gái Thị Mầu với những tính cách đi ngược lại với quan niệm về người phụ nữ xưa nay đó là làm con gái phải đi nhẹ nói khẽ, lễ phép, lịch sự, nhu mì là ấn tượng đầu tiên người ta đánh giá về mình. Hơn nữa chính là biết “ cầm kỳ thi họa “ và phải “ tề gia nội trợ “. Bởi vậy, ngay cái nhìn đầu tiên qua lời nói, cách ăn mặc, phép hành xử ta cũng có thể thấy được sự đối lập giữa hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính. 

         “ này chị em ơi 

           …

            Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào” 

Giữa một không gian yên tĩnh, linh thiêng, thanh tịnh của nhà chùa, bỗng bị phá tan bởi sự náo loạn trong ngồn ngộp sắc màu “ vẽ đẹp phàm tục” của Thị Mầu, những tà áo dài cánh sen cùng yếm thắm, chiếc khăn xanh rực rỡ tung bay uốn lượn theo những vòng múa cuồng nhiệt, thể hiện cho sự khát khao tình yêu mãnh liệt, đam mê cháy bỏng, trong thời khắc căng tràn sức sống của Thị Mầu. Nhưng cũng kèm theo đó là những tiếng hò chẳng mấy giữ phép tắc khi ở nơi chùa Linh Thiêng, nơi được cho là yên tịnh, nhẹ nhàng như thế này không phù hợp với sự năng động, xốc xáo của nàng “. 

Trái ngược với Thị Mầu, Kính Tâm như người con đã quy y vào cửa phật, nàng lễ phép trong lời nói, trước môi hở ra lời đều “ A Di Đà Phật “ chính nàng sống như Phật ở trong mình thể hiện lên đây là con người “ có tâm đức hiền lành,  tin vào phật pháp, tin vào nhân quả trong đời “ bởi vì thế nên không ham mê vật chất phàm trần, nàng ăn mặc giản dị với trang phục nâu sồng, dáng vẻ bình lặng vô vị, nàng nương cửa Phật “ nhất tâm thiền định “ rũ bỏ mọi ảo vọng của cuộc sống trầm luân. 

 Hai nhân vật mang hai hình tượng đối lập không chỉ được xếp cạnh nhau mà còn đan xen vào nhau, có chỗ đan xen vào nhau thật là tài tình thủ pháp, bộc lộ được tính cách giữa hiền đức nhu mì của Thị Kính và Sự lơ lẳng,buông thả trong con người Thị Mầu 

Cuộc gặp gỡ của hai người không chỉ là một cuộc đối thoại mà còn là sự nảy nở tình duyên từ một phía của Thị Mầu, cũng là nghiệp duyên oan ức của Thị Kính. Từ đây con người của Mầu càng được bộc lộ rõ nét. Khi Thị Mầu được Kính Tâm hỏi tên “ Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ “thì Thị Mầu lại kể hơn cả cái tên “ tên em ấy à “, “Là Thị Mầu, con gái phú ông …Chưa chồng đấy nhá “ ấy điều  cũng đã nói lên được cô là người lẳng lơ thế nào, đến thấy thầy tu mà cũng muốn gạ gẩm, chẳng khác nào phạm vào giới nghiêm của Phật Pháp. Việc khoe khoang “ chưa chồng “ có phải Thị Mầu đang ngỏ ý muốn mở đường kết duyên với kính Tâm chăng. Đối lại Kính Tâm vẫn giữ được sự trang nghiêm, lòng luôn hướng về phật luôn lấy cái đúng và đức đi đầu, đáp lại theo lễ thường của một người quy y: 

“ A Di Đà Phật

Khấn nguyện thập phương

Kinh trình tam bảo

Lòng người có đạo

Đem của cúng đàn

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Tuy vân bạc lễ

Dân kiến thành tâm

Phật Tổ giáng lâm

Quỷ thần soi xét” 

Kính Tâm vẫn luôn thể hiện cô là một người con gái không chỉ đẹp nết, đẹp lẫn người, mà còn thấu hiểu phật pháp, vừa thông minh vừa lễ độ, Kính Tâm luôn ghi nhớ công đức, lễ nghĩa của người khác, không bàn đến vật nhỏ hay lớn đều xuất phát từ tâm thì đó cũng chính là ân phúc Chùa nhận được, cô còn cầu nguyện cho họ nhờ phật tổ chứng giám cả lòng thành. Bởi lẽ vì tâm hồn thanh cao đức độ như vậy nên dù cô có giả làm nam nhân khuôn mặt vẫn toát nên sắc đẹp khiến Thị Mầu rung động. Đúng như câu ông cha ta thường nói “ Tâm sinh tướng “ bên trong ra sao bên ngoài sẽ thể hiện như vậy.

Thị Mầu vẫn không tiếc lời phóng khoáng bộc lộ suy nghĩ một cách tự do, không biết suy xét lẽ tình, trước vẻ đẹp thu hút của Kính Tâm, Thị Mầu nghĩ gì nói đấy “ người đâu mà đẹp như sao băng ấy nhỉ”.Nghe thấy thế người bên cạnh bèn nhắc nhở cô “ ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi”. Lạ kỳ thay trên đời này ai lại đi bảo người tu hành thế chứ, lời nhắc nhở ấy chính là bảo  Thị Mầu phải tiết chế lại, phải biết giữ lễ nghi đối với ranh giới giữa người thường và người quy y. Shakespeare đã từng nói “ cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến “ Phải chăng cái căn bệnh đó đã ăn sâu vào cốt cách của Thị Mầu để nàng có thể phớt lờ lời khuyên bảo dễ dàng như vậy, Mầu còn tự tin đáp lại không xấu hổ, thẹn thùng mà còn pha chút đanh đá “ đẹp thì người ta khen chứ sao “ song đó Thị Mầu còn trêu đùa trọc ghẹo Kính Tâm, thỏa sức bộc lộ, giải bày tình yêu say đắm của mình bằng những câu hát giao duyên, đôi lúc lại cởi mở đến sổ sàng :

    “Người đâu đến ở chùa này 

 –  Cổ cao ba ngấn lông mày nét ngang

      ( ấy mấy thầy tiểu ơi )

    -Thầy như táo rụng sân đình 

    Em như gái dỡ đi rình của chua 

     ( Ấy mấy thầy Tiểu ơi )

    – Cầu non tiện chũm lòng đào 

Trầu tiêm cánh phượng thiếp trao cho chàng

      ( ấy mấy thầy tiểu ơi)

Những lời nói có cánh đó qua âm hưởng điệu hát chèo ví nhân gian đồng bắc bộ đã được chèo hóa thành lối nói lửng, đầy biểu cảm , nao nức và bùng lên trong điệu Cẩm giá và Bình Thảo, cũng một phần thể hiện tính lẳng lơ của Thị Mầu khi nàng hát “ cau non tiện chũm long đào “ hai tay người diễn như “ đôi gò bồng đảo “ một cách đầy gợi tình, khiêu khích. Tiếp đến “ trầu tiêm cánh phượng thiếp trao cho chàng “ hai tay người giơ lên cao và mở rộng ra như khoe cả thân thể đầy quyến rũ, táo bạo, như háo hức, mời trào và khát khao dâng hiến cho chàng. Từ đó ta có thể thấy quan niệm về tình yêu của Thị Mầu có thể nói như một trò đùa, không biết phân biệt sai trái khi dám gẹo tiểu nơi phật pháp.

Giai điệu của Thị Mầu mang đến đầy sắc ong bướm, sôi động thì giai điệu Thị Kính mang lại lại “ bình ổn, nhẹ nhàng “ trong suốt cả câu hát nói 

    “ Niệm nam mô A Di Đà Phật, tôi niệm Nam mô A Di Đà Phật “ 

Nàng nghiêm nghị trước Thị Mầu, không để những sắc dục phàm trần làm mờ mắt, một phần nữa bời lẽ nàng cũng là nữ nhi nên đôi phần không có hứng thú. Phần lớn hơn chính là nàng đã bước vào cửa phật, phải giữ lấy luật lệ làm đầu, ranh giới của thánh thiện và tội lỗi rất dễ mắt phải, nhất là qua xác thịt. 

Trong lời thoại của hai nhân vật, ta thấy Thị Mầu là người nhiều lời thoại hơn Kính Tâm. Từ đó đã cho thấy, Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, nàng dường như không muốn tiếp xúc với thị Mầu. Còn Thị Mầu lại trái ngược lại, Thị nhiều chuyện, nói không có điểm dừng, vui vẻ khi đạt được mục đích của mình. 

      “ Đưa chổi đây em quét, rồi em nói chuyện này cho mà nghe “ 

Thị xốc xáo lẳng lơ, chạy đến dựt chổi trên tay Kính Tâm mục đích chỉ là muốn chạm tay với người. Nhưng đối lại chỉ là sự vô tình của Kính Tâm: 

     “ Mô Phật

        Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người lại quở chết “

Quan niệm về tình yêu đối với Thị Mầu rất đơn giản, chỉ cần thấy thích là có thể tiến tới. Nhất là nàng lại hám sắc, say mê cái đẹp thì hạnh phúc đơn giản chính là yêu cái đẹp, Nàng bỏ qua sự rào cản về lễ nghĩa, giáo lý, gia đình để có thể làm điều mình thích. Suy xét lại Thị Mầu cũng là người con gái mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám bộc lộ cái tôi nói lên quan điểm, nhận xét của mình. Tính cách của Thị như một làn gió mới cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội Phong Kiến. 

Còn đối với Kính Tâm, người con gái bị gia đình chồng vu oan, một nổi oan nghiêm cả đời không thể rửa. Đối với nàng tình yêu nam nữ không còn quan trọng nữa, thay vào đó nàng đi yêu những nổi khổ đau của nhân loại hơn, nhất là những móc xích còng chặt thân phận người phụ nữ không có tiếng nói, không được giải bày tâm sự nổi thống khổ trong lòng, vì thế nàng đến với Phật. 

Trong đoạn trích “ Thị Mầu Lên Chùa “ tiếng đế đã trực tiếp thể hiện quan điểm về Thị Mầu qua các câu: 

       “  Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi “ 

         “ Mầu ơi nhà mày có mấy chị em, có ai như mày không ? “ 

         “Dơ lắm! Mầu ơi !”

         “ sao lẳng lơ thế cô Mầu ơi “ 

Tiếng Đế đã phần nào chỉ trích, đánh giá Thị Mầu là người con gái lằng lơ, không biết phép tắc, không biết lễ nghĩa, gia giáo. Điều này không có gì bàn cãi, bởi nàng không phù hợp với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa.

Qua đoạn trích “ Thị Mầu lên chùa “ trích “ Quan Âm Thị Kính “ ta có thể khẳng định đinh ninh một lần nữa, văn bản này thuộc thể loại chèo. Bởi văn bản xoay quanh cách giáo dục sống, ứng xử giữa người với người theo đạo lý dân gian. Đều có hai nhân vật đào thương và đào lệch. Xong đó cấu trúc văn bản gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh lại đóng một vai trò khác nhau. Cả Trong lời thoại có bao gồm lời thoại của ba nhân vật và tiếng đế cùng ba hình thức: đối thoại, đọc thoại, và bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản đều bao gồm cả múa và hát. 

Nhà văn Nga Aimatôp có nhận định: “Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện” qua tác phẩm trên, tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp truyền thống, đứt tính tốt đẹp của người con gái xưa qua nhân vật Thị Kính, nàng vừa đẹp nết lại đẹp người, lại có tấm lòng nhẫn nhịn, bao dung, chính chắn vô cùng, tuy cũng giống bao người phụ nữ khác “ hồng nhan nhưng bạc mệnh “, nhưng họ chưa bao giờ đánh mất sự thuần khiết, thanh cao trong mình. Nguyễn Du cũng vì thương xót cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái tài sắc vẹn toàn song lại có cuộc đời lận đận và qua đời tuổi 18. Chính vì vậy, mà ông đã viết nên bài thơ “ Độc Tiểu Thanh Ký “ bằng những thương xót,tiếc nuối , đồng cảm , thấu hiểu và căm hờn nhất khi ông đọc được từ mãnh giấy nhật ký  cháy nát vụn đã một nữa. Ông đã từng viết “ đau xót thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung “. Dù người phụ nữ xưa chịu nhiều khổ cực, bất hạnh, thân xác họ bị đời xé giằng ra từng mảnh. Nhưng những phẩm chất mà họ tạo ra và gìn giữ sẽ mãi còn nguyên vẹn. Song văn bản cũng lên án, phản ánh những người phụ nữ mưu mô, xảo quyệt, lơ như Thị Mầu. Đáng lẽ ra cái cốt yếu “ thân xác “ phải gìn giữ của người con gái là quan trọng, mà nàng lại hành động như muốn dâng hiến nó cho người khác một cách miễn phí, nàng làm theo cái mình thích nhưng lại không biết phân biệt điều thích đó là đúng hay sai. Để lại hậu quả đau lòng cho mình và người khác.

Bài văn mẫu 3: Phân tích nhân vật Thị Mầu lên chùa.

Bài làm

Chèo "Quan Âm Thị Kính" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của chèo cổ Việt Nam. Bên cạnh nhân vật Thị Kính - đào thương, Thị Mầu trong vở chèo được xếp vào vai đào lệch bởi bản chất lẳng lơ, phóng khoáng. Tính cách ấy được bộc lộ rõ nét qua đoạn trích "Thị Mầu lên chùa". Lớp chèo đã thể hiện cảnh Thị Mầu đem lòng say mê và tìm cách ve vãn Kính Tâm khi đi lên chùa.

Về xuất thân, Thị Mầu là con gái của phú ông. Nàng tự nhận mình là người con hiếu thảo vì luôn kính trọng đấng sinh thành "thầy mẹ tôi tôn kính một lòng". Sắp sửa đến ngày rằm, Mầu chuẩn bị "tiền cùng gạo lên chùa tiến cúng". Thay vì lên chùa vào ngày mười lăm như bao người, nàng lại lên chùa sớm hẳn hai ngày:

"Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ

Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba.

Mười ba,

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm

Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già

Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca

Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng.

Trong lời nói của Thị Mầu, người đọc có thể thấy được những nghịch lí, mâu thuẫn. Nàng "muốn cho một tháng đôi rằm/ Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già". Rõ ràng, mục đích của Mầu vào chùa trước là bài lễ sau mới là thăm vãi già. Thế nhưng, nàng lại chỉ tập trung vào việc gặp sư thầy. Con số "mười ba" được lặp đi lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh vào ngày Mầu lên chùa cúng tiến. Những con số "mười ba", "mười bốn", "mười lăm" tương ứng với hành động mỗi ngày lên chùa để nhìn ngắm, gặp gỡ một người của Thị Mầu. Cho nên, nàng mới mong "một tháng đôi rằm" để có nhiều dịp "thăm" sư. Như vậy, qua lời mời gọi, thừa nhận của Thị Mầu, ta phần nào thấy được sự lẳng lơ của nhân vật.

Được tác giả dân gian xây dựng với tính cách nổi loạn, phóng khoáng, Thị Mầu đã cho người đọc thấy sự táo bạo của mình qua việc ghẹo chú tiểu trong chùa. Mọi lời nói, hành động của Thị Mầu đều tập trung để ve vãn Kính Tâm. Ngay khi nhìn thấy chú tiểu, Thị Mầu liền đem lòng si mê. Khi được Kính Tâm hỏi tên tuổi, Mầu liền trả lời:

"Tên em ấy à?

Là Thị Mầu con gái phú ông

Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đấy nhá!"

Mầu liên tục nhấn mạnh mình là người con gái đôi mươi chưa chồng. Mục đích là để thể hiện mong muốn giao duyên, kết đôi. Không những thế, nàng ta còn dành nhiều lời khen cho chú tiểu: "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?", "Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang". Trước lời cảm thán "Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!", Mầu không ngần ngại đáp lại "Đẹp thì người ta khen chứ sao!".

Biết nhà mất bò, nàng cũng mặc kệ "nhà tao còn ối trâu". Dường như, Mầu không quan tâm đến việc gì khác mà chỉ chú ý ve vãn sư thầy. Càng ngày, mức độ tán tỉnh của Mầu càng tăng lên:

"Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua"

Đây là một phép so sánh độc đáo khi đã bộc lộ được niềm khát khao yêu đương cháy bỏng của Mầu. Sau mùa xuân, táo ở sân đình chín rụng. Vì không được chăm sóc, lại già cỗi nên táo thường có vị chua và chát. Còn gái rở chính là người đàn bà có mang, thích ăn của chua và những thứ lạ. Bởi vậy, người ta mới có câu "gái rở thèm của chua". Mầu ví mình như gái rở còn thầy tiểu như táo rụng ngoài đình nhấn mạnh khao khát trái với luân thường đạo lí.

Tác giả dân gian đã thêm vào những tiếng đến như là lời phê phán Thị Mầu: "Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?". Tuy nhiên trước những lời nói ấy, Thị Mầu vẫn một mực khăng khăng khẳng định "Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy!".

Dù đã dùng bao lời ngon ngọt nhưng Thị Mầu vẫn không khiến cho chú tiểu đáp lại. Nàng quyết định dùng đến những lời hát ghẹo:

"Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Song đứng trước cửa chùa

Tôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa, tôi buồn

[...] Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!"

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu đã cho thấy quan niệm về tình yêu tự do, thoải mái, vượt lên trên những rào cản, định kiến của xã hội. Câu "Ấy mấy thầy tiểu ơi!" được lặp đi lặp lại nhiều lần vừa nhấn mạnh vào đối tượng tiếp nhận mà Thị Mầu hướng đến vừa là câu mở đầu cho những lời giãi bày, mong muốn của nàng. Thị Mầu quan niệm về hạnh phúc khá đơn giản. Với nàng, ý kiến của họ hàng không quan trọng bằng cảm nhận bản thân. Nàng không hề bận tâm điều gì, có duyên là đến. Trong đoạn hát ghẹo, Thị Mầu bày tỏ mong muốn được kết duyên với Kính Tâm bằng cách sử dụng một số từ ngữ "đôi ta", "quyết đợi chờ lấy nhau", "có thiếp có chàng". Thị Mầu sẽ không thể xinh đẹp nếu như không có người sánh đôi "Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!". Đó là ước vọng cháy bỏng, mãnh liệt của người phụ nữ phóng khoáng, tự do.

Càng về sau, Mầu càng đi quá giới hạn, trở nên sỗ sàng, bỗ bã: "Bỏ mô Phật đi!". Ở chốn chùa trang nghiêm, nàng không giữ gìn khuôn phép, có những lời nói "báng bổ" đến nhà Phật. Lúc này, Mầu hoàn toàn không để ý đến việc cúng tiến mà chỉ chăm chăm tán tỉnh sư thầy:

"Mong cho chú tiểu quét sân

Xích lại cho gần, cầm chổi quét thay

Lá tình không gió mà bay!"

Hay:

"Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài rau dệu tám thành bờ tre"

Vì chú tiểu không thấu hiểu được nỗi lòng nên Thị Mầu mới đem lòng nhớ thương "Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!".

Không chỉ có lời nói mà hành động cũng góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của nhân vật. Thị Mầu vừa hát vừa nói để bày tỏ tình cảm với Kinh Tâm. Đặc biệt, Thị Mầu còn có cử chỉ vô cùng táo bạo đó là xông ra nắm tay, nhận quét chùa thay Tiểu Kính. Hành động của Thị Mầu trong thời đại phong kiến là không thể chấp nhận bởi "nam nữ thụ thụ bất thân". Vả lại, Kính Tâm còn là người theo đạo nên điều này càng vượt ra khỏi chuẩn mực, khuôn phép.

Như vậy, tính cách, đặc điểm của nhân vật được khắc họa thông qua lời nói và hành động. Có thể nói, nhân vật Thị Mầu là người phụ nữ nổi loạn, đi ngược lại quan điểm đạo đức phong kiến. Thông qua nhân vật, tác giả dân gian muốn lên án, phê phán những người phụ nữ không biết giữ gìn tiết hạnh, chuẩn mực.

Trong đoạn trích "Thị Mầu lên chùa", Thị Mầu là hiện thân của những người phụ nữ phóng túng, đi ngược lại quan niệm và các chuẩn mực chung ở xã hội phong kiến. Bên cạnh nhân vật Thị Kính, Thị Mầu cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công của đoạn trích cũng như vở chèo.

Bài văn mẫu 4: Phân tích Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc Lỡm Thị Hến.

Bài làm

Trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam, tuồng đồ là một loại hình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" cho đến nay vẫn giữ được vị trí quan trọng trong lòng khán giả Việt Nam. Thuộc lớp XIX, cũng là lớp cuối cùng của tác phẩm, đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" đã phơi bày những thói hư tật xấu của một số hạng người trong xã hội xưa.

Trích đoạn "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" xoay quanh việc Sư Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa đến nhà Thị Hến vào ban đêm để tư tình với thị. Lợi dụng thói háo sắc, Thị Hến tính cách để ba tên chạm mặt, chấm dứt mọi sự quấy nhiễu, phiền hà.

Ngay từ ban đầu, qua lời nói của Thị Hến, ta có thể hình dung được bối cảnh câu chuyện và tình huống sắp diễn ra. Sư Nghêu là tên sãi trọc phá giới. Vì quá khó chịu, bực tức với Huyện Trìa, Sư Nghêu, Đề Hầu, Thị Hến suy nghĩ về việc chơi ba người một vố thật đau nhằm "giữ tiết hạnh một đường cho toại".

Trời đã về đêm, đường sá nhá nhem, tên Sư Nghêu vẫn lần mò đến nhà Thị Hến. Đến cửa thì gọi với vào trong "Này! Này, Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào với!". Thị Hến đon đả, mời nước tìm cách trì hoãn. Thầy Nghêu đam mê sắc dục, đi ngược lại đạo đức, phẩm hạnh của kẻ tu hành nên quyết "Kệ kinh chuông mõ trả cho cho chùa", khuyên lơn Thị Hến không nên phụ tấm lòng của hắn mà giao duyên kết đôi. Tà dâm, háo sắc là điều cấm kị đối với người tu hành. Vậy mà thầy Nghêu lại bất chấp lí lẽ, phá giới để đi theo quả phụ. Vừa mới nói dứt câu thì có tiếng Đề Hầu kêu cửa, thầy Nghêu lộ bộ mặt hèn nhát. Sợ mọi việc bị bại lộ, hắn bảo Thị Hến chỉ cho mình chỗ trốn. Thị Hến cũng chẳng ngần ngại chỉ "Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó", rồi hứa hẹn "Người về đã, sẽ vầy hai mặt". Ngay lập tức, hắn chui xuống gầm phản.

Tên Đề Hầu vừa vào nhà, hắn liền buông lời trách móc:

"Ơn mỗ cứu cho bữa trước

Nay nường còn nhớ chưa quên?

Sao đã cùng ông Huyện kết duyên,

Mà vội phụ thầy Đề tình ngãi, (hử?)"

Đề Hầu nhắc cho Thị Hến nhớ lại việc mình đã giúp thị trong buổi xử án lần trước. Rõ là Thị Hến chưa quên ân cũ, vậy mà đã nhanh chóng kết duyên với ông Huyện, phụ lòng của thầy Đề. Thị Hến khôn khéo đáp lại, lấy cớ Huyện Trìa ra lệnh nên buộc lòng nghe theo. Tên Đề Hầu mặc dù đã có vợ nhưng vẫn trơ trẽn tán tỉnh người phụ nữ khác. Ngay cả khi người ta không ưng thuận thì cũng quyết liều "Đó không thương đây cũng quyết liều". Hắn còn không quên dặn Thị Hến phải nên giữ dạ, chung thủy một lòng. Thị Hến nhanh trí, đánh lạc hướng sự tập trung của Đề Hầu bằng cách dỗ ngọt "Ái ân việc còn thong thả,/ Rượu trà xin hãy vui chơi". Đồng thời, không quên tìm cách châm chọc tên Sư Nghêu nằm dưới phản "Tôi xin hỏi thiệt, thầy khá tỏ bày! Thầy hằng xem luật lệ xưa nay,/ Tu (mà) phá giới tội chi khinh trọng, (thưa thầy?)". Mặc dù làm người trợ giúp Huyện Trìa công việc chốn quan đường nhưng hắn lại đưa ra lời xằng bậy "Trong luật lệ rất to/ Hễ phá giới túc hành trảm quyết!". Chắc hẳn nghe tới đây, tên Sư Nghêu phải toát mồ hôi hột.

Khác hẳn với vẻ cứng rắn lúc hắn tuyên bố xử trảm người tu hành phá giới, lúc nghe tiếng Huyện Trìa ngoài cửa, hắn trở nên thất kinh "Văn ngôn sắc biến! Sắc biến!/ Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!". Vì quá sợ việc xấu bị phát hiện, hắn liền chạy đi trốn.

Mang tiếng làm quan lớn nhưng tên Huyện Trìa chẳng khác Đề Hầu với Sư Nghêu là bao. Vừa vào nhà Thị Hến, hắn đã trình bày lí do bản thân tới muộn. Huyện Trìa lấy cớ việc thuế má, án từ lại cộng thêm đường sá tối tắm để lập liếm cho việc hắn bị mụ Huyện giữ ở nhà. Sau đôi lời tỏ bày, Thị Hến lại dùng cách cũ với tên Huyện Trìa. Thị ta hỏi "Rầy có chú thầy tu rất chạ/ Hay đến nhà mà ve bà góa/ Đã xuất gia phá giới làm vơ,/ Thời luật pháp xử chi cho rõ?".

Không giống với lời phán của Đề Hầu, bản án đối với kẻ tu hành phá giới qua lời nói của Huyện Trìa lại nhẹ hơn rất nhiều - đánh đòn trị tội bằng roi. Điều này khiến thầy Nghêu mừng rỡ bò ra khỏi gầm giường. Hắn trưng bộ mặt giả dối, nịnh nọt Huyện Trìa. Hắn cho rằng Huyện Trìa là cha mẹ dân đích thực còn tên Đề Hầu là kẻ dâm ô, chuyên nói lời xằng bậy. Đề Hầu nghe đến đây biết mình đã mắc mưu Thị Hến, lồm cồm bò ra ngoài nhận lỗi. Cuối cùng, cả ba chạm mặt nhau, xấu hổ bẽ bàng khi bị mụ đàn bà chơi xỏ. Huyện Trìa lúc này phân bua chẳng khác gì đứng trước chốn công đường, phán quyết ai về nhà nấy, dặn lòng từ nay về sau không "tham của lạ".

Kết cục, cả ba người Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu phải chịu thua trước trí thông minh và sự sắc sảo của Thị Hến. Có thể thấy, Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu dù giữ vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội nhưng chúng đều có chung bản chất xấu xa, háo sắc. Với các tình tiết gây cười cùng ngôn từ giản dị, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân, tác giả dân gian đã đả kích, châm biếm thói hư tật xấu của một số hạng người trong xã hội xưa. Đồng thời, đề cao vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ.

Thông qua vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", ta có thêm hiểu biết về đời sống của nhân dân trong xã hội xưa. Những tiếng cười sâu cay mà đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" mang lại chắc chắn sẽ trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam.

Bài văn mẫu 5: Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong tác phẩm Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc Lỡm Thị Hến.

Bài làm

- Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn minh, cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình. (Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên).

- Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.

Bài văn mẫu 6: Phân tích tác phẩm "Đàn ghi ta của Lor-ca"

 

Bài làm

Tâm hồn người nghệ sĩ vốn tài hoa và đầy lòng trắc ẩn, cho dù xa về khoảng cách địa lí, rào cản văn hoá thì họ vẫn tìm thấy sự đồng cảm trong nhau. Trước cái chết bi thương gây chấn động cả lịch sử nhân loại của Lor-ca, Thanh Thảo đã viết Đàn ghi ta của Lor-ca bài thơ như tiếng nhạc gẩy lên du dương, tha thiết tiễn đưa người nghệ sĩ đa tài về chốn cực lạc, thoát khỏi éo le số phận, rời xa xã hội bất công độc tài lúc bấy giờ ở Tây Ban Nha.

Vẫn là ngòi bút xuất sắc đầy nhiệt huyết ấy, lòng trăn trở trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại, Thanh Thảo đã cho người đọc cảm nhận được sự xót thương, sự căm phẫn tột cùng với chế độ xã hội đầy bất công đẩy con người vào chỗi bi kịch không lối thoát.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, là người con của quê hương Quảng Ngãi đầy nắng và gió. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ông có rất nhiều bài thơ hay được công chúng biết đến rộng rãi Những người đi tới biển, Khối vuông ru-bích, Những ngọn sóng mặt trời. Ông là nhà thơ có tiếng nói riêng luôn tìm tòi những điểm mới khác biệt, nỗ lực cách tân thơ việt, ông chối bỏ những lối thơ văn dễ dãi, lạc hậu, cũ kỹ.

Tuy nhiên, trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca còn mang màu sắc khá trừu tượng, có nhiều những hình ảnh siêu thực gây khó hiểu cho độc giả, nhưng không thể phủ nhận giá trị to lớn của nó và nỗ lực không ngừng nghỉ cách tân thơ việt của Thanh Thảo.

Bài thơ được viết dựa trên cái chết bi thương của Lor-ca (1898-1936), một người nghệ sĩ đa tài, một trong những ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Dù tuổi còn trẻ, nhưng ông đã sớm nhận ra tội ác, sự tàn độc của bè lũ phát xít, của chế độ độc tài đã đẩy người dân Tây Ban Nha vào cảnh lầm than, thiếu thốn, tước đi quyền được tự do, hạnh phúc, đẩy đất nước rơi vào bầu trời chính trị u ám, không lối thoát.

Trước lẽ đó, Lor-ca đã dùng tài năng thiên bẩm của mình cất lên tiếng hát, tiếng đàn, lời thơ ca ngợi sự tự do, phản đối chế độ phản động, đòi công bằng cho nhân dân. Tiếc thay, ở cái tuổi 38 ôm bao hoài bão khát khao to lớn chưa hoàn thành thì ông bị sát hại, cái chết đã gây cơn chấn động, gieo nỗi bàng hoàng không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới.

Thanh Thảo viết nên bài thơ như lời chào vĩnh biệt, dựng lên một tượng đài về người anh hùng bất diệt, hiên ngang, sừng sững trước kẻ thù. Mở đầu là lời đề tự “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – một câu thơ rất nổi tiếng của Lor-ca, không là gì khác ông chỉ cần cây đàn, ngay cả khi đã lìa trần, có thể thấy cây đàn có ý nghĩ to lớn như thế nào đối với người nghệ sĩ, ông coi nó như một người bạn đồng hành chứa đựng bao nỗi niềm tâm tư mình. Hiểu được lẽ đó, Thanh Thảo đã trân trọng đặt câu thơ ấy mở đầu khiến cho người đọc thêm phần thương tiếc, đồng cảm cho số phận nghiệt ngã cho người anh hùng bạc mệnh.

Mở đầu bài thơ là tiếng đàn ồn ã, vui tươi, rạo rực biểu trưng cho tâm hồn phóng khoáng yêu đời của Lorca. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho đất nước , truyền thống dân tộc Tây Ban Nha, là hình tượng trung tâm xuyên suốt của toàn tác phẩm:“những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mòn”

Tác giả dùng hình ảnh tiếng đàn với bọt nước gợi cho ta cảm giác tiếng nhạc rất mỏng manh và nhẹ nhàng du dương, lúc tồn tại khi tan biến. Người anh hùng áo choàng “đỏ gắt” màu sắc chói chang của những kỵ sĩ đấu bò tót - một hình ảnh biểu trưng dân tộc tác giả khéo léo lồng ghép vào, người đọc có thể liên tưởng tới một người anh hùng dũng cảm, yêu tự do, sẵn sàng đối đầu với những hiểm nguy phía trước, một cuộc chiến không cân sức giữa một con người nhỏ bé và những con bò hung hãn, phía trên khán đài là những tiếng hò reo cổ vũ vang dội.

Thế nhưng không Lor-ca chẳng phải là một kỵ sĩ đấu bò tót một mình một gươm, một giáo chế ngự chúng, mà ông phải chiến đấu đơn độc với cả một chế độ độc tài chính trị phát xít Phơ – răng - cô. Hình ảnh siêu thực “vầng trăng chếnh choáng” , một vẻ đẹp thiên nhiên nhẹ nhàng được tác giả kết hợp với từ láy “chếnh choáng” tạo cho ta cảm giác chơi vơi, lạc lõng.

Có phải chăng người anh hùng đang cảm thấy mất phương hướng, cô đơn và mệt mỏi trên chặng đường của mình, “yên ngựa mỏi mòn” cần được nghỉ ngơi, cần được có thêm những người bạn đồng hành trên hành trình đấu tranh giành công lý. Xen giữa những câu thơ Thanh Thảo có đưa vào một câu hát “li-la li-la li-la” tiếng nhạc cất lên giữa hành trình thật êm ái, xoa dịu đi sự trống trải, mệt mỏi ,cho dù đó có là một “miền đơn độc” thì Lor-ca vẫn không hề tỏ ra lúng túng hay chùn bước, ông đi theo lý tưởng khát khao của trái tim mình.

Ở khổ thơ này, tác giả dùng nhiều từ láy “lang thang”, “chếnh choáng”, “đơn độc”, “mỏi mòn” nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm, đó là khung cảnh bao chùm bởi sự u ám, bế tắc, mệt mỏi khiến cho người đọc thấy được cái vẻ đẹp của người nghệ sĩ đa tài trước một hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nhưng ông vẫn hiên ngang, không hề từ bỏ, vẫn dấn thân hy sinh vì nhân dân, vì sự tự do của dân tộc.Tiếp nối những câu thơ phóng khoáng tự do, Thanh Thảo đã đưa người đọc đến cảm xúc bàng hoàng, đau xót ở khổ thứ hai và ba của bài thơ:

“Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”

Tiếc thương thay, một chàng trai đang ôm ấp bao lý tưởng hoài bão phải chấp nhận cái chết oan ức đau đớn bi kịch. Bị điệu về nơi pháp trường chàng bước đi vô định như “người mộng du” không phải vì sợ hãi trước cái chết mà là cả sự bất lực trong tâm hồn, chàng thấy tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho những lý tưởng cao cả chưa hoàn thành xong.

Người anh hùng “hát nghêu ngao” ngày nào bỗng chốc bị sát hại, màu đỏ của áo choàng nay đã nhuốm thêm đỏ bằng máu của người nghệ sĩ bạc mệnh Lor-ca, đó là một cái chết thương tâm, phản ánh tố cáo tội ác tàn bạo của thế lực độc tài phát xít thuở bấy giờ. Hình ảnh tiếng đàn lại một lần nữa xuất hiện, lần này dồn dập hơn, da diết cao trào xoáy sâu vào nội tâm nhân vật.

Điểm mới trong phong cách Thanh Thảo, ông không miêu tả tiếng đàn hay tuyệt hảo, tiếng đàn ấm áp trầm bổng mà lại dùng một tính từ chỉ màu sắc để gợi tả nó đó là màu “nâu”. Một màu sắc gam trầm, không chói loá cũng không lạnh lẽo u sầu, đây là màu của đất, của thân gỗ cổ thụ, gợi cho ta cảm nhận tiếng đàn rất mộc mạc, chân thành, có chút gợn buồn, tiếng đàn cũng là tiếng lòng người nhạc sĩ.

Tác giả lần lượt đưa người đọc qua mọi cung bậc cảm xúc về vẻ đẹp, tình yêu, về khát khao hy vọng, về nỗi đau trước cái chết. Nghệ thuật điệp cụm từ “tiếng ghi ta” tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong lòng người đọc. Hình ảnh “ròng ròng máu chảy”, sau khi bị chúng đưa ra bãi bắn chỉ trong tích tắc phút giây kinh hoàng đã ập đến, Lorca nằm xuống, tiếng ghi ta cũng đau xót như chính mình đã chết đi. Đây không phải là một hình ảnh nhân hoá đơn thuần, tiếng đàn được ví như con người có linh hồn, có trái tim, là người bạn tri kỷ đau xót trước sự ra đi của người nghệ sĩ đa tài.

Tiếng đàn ghi ta “nâu” ngày nào giờ đã hoá màu bạc chở linh hồn Lor-ca bơi sang sông tìm sự giải thoát. Ở những khổ thơ cuối tiếng đàn vẫn vang lên thánh thót mang theo niềm tin vào sự bất tử:“không ai chôn cất tiếng đàntiếng đàn như cỏ mọc hoanggiọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếngđường chỉ tay đã đứtdòng sông rộng vô cùngLorca bơi sang ngangtrên chiếc ghi ta màu bạcchàng ném lá bùa cô gái Di-ganvào xoáy nướcchàng ném trái tim mìnhvào lặng yên bất chợtli-la li-la li-la...”

Tiếng đàn vô hình làm sao có thể “chôn cất” ? Nhưng đối với Thanh Thảo tiếng đàn là một vật thể có linh hồn, nó bơ vơ, lạc lõng, lang thang khắp chốn, trở nên hoang dại như ngọn cỏ khi mất đi người bạn tri kỷ của đời mình. Cái chết của Lor-ca đã làm trời đất phải đau xót tiễn đưa, tác giả một lần nữa sáng tạo ra hình ảnh trừu tượng “giọt nước mắt vầng trăng”, trăng biểu tượng cho vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên, nó là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn.

Thanh Thảo ví vầng trăng như có cảm xúc biết đau xót, rơi những giọt nước mắt dưới nơi đáy giếng, dường như sự ra đi oan ức của Lor-ca đã khiến cho thiên nhiên, trời đất phải rung động, nghẹn ngào tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng. Giờ đây, người nghệ sĩ có lẽ đã quá mệt mỏi, ông chấp nhận hiện thực số phận nghiệp ngã của mình, “đường chỉ tay đã đứt” ông bỏ lại tất cả để “bơi sang ngang” với người bạn tri kỷ đời mình, lòng sông rộng lắm nhưng không ngăn được sự can đảm, dứt khoát của Lor-ca, bởi vì giờ đây ông đã có người đồng hành bên cạnh.

Ông bỏ lại tình yêu với cô gái Di- gan xinh đẹp, dịu dàng, “ném lá bùa” không phải là tuyệt tình, lạnh lẽo mà là chàng thật sự bất lực, muốn để trái tim được lặng yên, được ra đi thanh thản với tâm hồn không lưu vết bụi trần. Thanh Thảo dùng động từ “ném” để tăng thêm sức biểu cảm, là hành động mạnh mẽ, dứt khoát, không chút do dự. Nhưng câu hát thánh thót vang lên lần cuối “li-la li-la li-la…” đầy tiếc nuối, đầy khắc khoải như kết thúc một câu chuyện buồn về số phận của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.

Đàn ghi-ta của Lorca là bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo, mang chất nhạc bay bổng lãng mạn. Tuy viết theo lối tự do, khoáng đạt nhưng bài thơ vẫn có nét rất đặc sắc giữa vần và nhịp, tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, từ láy, động từ mạnh,… để làm tăng thêm nét biểu cảm, hình ảnh người anh hùng Lor-ca được khắc hoạ đậm nét trong lòng mỗi độc giả.

Tác phẩm đã góp phần lên án, tố cáo sự tàn bạo của chúng dưới nền chính trị độc tài phát xít, đẩy nhân dân vào hoàn cảnh lầm than bế tắc, đưa đất nước bao chùm trong u tối, ngột ngạt, đau thương tột cùng. Đồng thời ca ngợi lòng yêu tự do, yêu dân tộc, ý chí kiên cường không khuất phục trước thế lực tàn ác, dám đứng lên đấu tranh, giành quyền tự do cho nhân dân, tự chủ cho dân tộc.

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết lên bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca bằng tất cả tấm lòng, cảm xúc chân thành của mình, tiễn đưa người anh hùng về miền cực lạc. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được sự nỗ lực, sáng tạo bất tận của tác giả, ông đã đặt hết tâm huyết sự khát khao của mình với mong muốn góp phần cải tạo tiếng Việt thêm phần giàu đẹp, phong phú và đa dạng hơn.

Bài văn mẫu 7: Phân tích tác phẩm "Đàn ghi ta của Lor-ca"

 

Bài làm

Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng đã tạo được giọng điệu riêng ngay từ khi trình làng thi phẩm đầu tiên "Dấu chân qua trảng cỏ" rồi đến "Những người đi tới biển" sau đó là "Khối vuông ru-bích". Ông luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy.

Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng. Anh không muốn suốt đời là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình. Đây chính là cái tâm của người nghệ sĩ lớn suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít bạo tàn. Về một ý nghĩa khác, đàn ghi ta đã gắn với giây phút cuối cùng của cuộc đời Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ ấy và những phẩm chất tài năng của anh đã bắt gặp hồn thơ Thanh Thảo làm nên thi phẩm tuyệt bút này.

Bài thơ có lối diễn đạt không viết hoa đầu dòng tạo nên một sự liền mạch như một dòng chảy của cảm xúc không có điểm dừng. Sự tài hoa của Thanh Thảo còn làm ta liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang với âm thanh "li-la" mênh mang dìu dặt vút cao chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả bạo tàn và chết chóc.

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chuếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Những câu thơ mở đầu giàu sức gợi mang đến một trường liên tưởng về một đất nước đẹp tươi với tiếng ghi ta làm mê say lòng người những vũ nữ Digan với làn da rám nắng và vũ khúc Flamenco cháy bỏng những trận đấu bò rực lửa và danh dự của người kiếm sĩ và không thể thiếu những miền thảo nguyên bao la xanh bóng nắng. Giữa nắng và gió giữa bao la thiên địa Lorca hiện lên ngời sáng trong thơ.

Sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác tạo nên "tiếng đàn bọt nước" đầy biến ảo khi tròn to khi phập phồng thổn thức khi vỡ ra tức tưởi như một "thiên bạc mệnh" có tính dự báo về những chông gai trắc trở mà số phận người nghệ sỹ sẽ phải đón nhận ở phía trước. Và màu "áo choàng đỏ gắt" tiếp theo sau tiếng đàn bọt nước ấy chính là những trận đấu bò sinh tử.

Nhưng đấu trường bò tót ngay trong sự chuyển gam của Thanh Thảo đã trở thành một đấu trường chính trị khổng lồ ngột ngạt căng thẳng đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó. Màu áo của kiếm sĩ "đỏ gắt" lên hay nền chính trị độc tài thân phát xít đang thiêu đốt tự do dân chủ và kiềm hãm sự phát triển của một nền nghệ thuật đang già cỗi.

Đây là một trận chiến lớn giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật đó là cuộc xung đột giữa khát vọng cách tân của nhà thơ với nền nghệ thuật già nua. Xét ở phương diện nào thì Lorca cũng là một chiến sĩ đơn độc đáng thương.

Giữa lúc trận đấu đang căng thẳng thì bỗng vang lên âm thanh du dương bổng trầm của tiếng đàn: li-la li-la li-la một thanh âm trong trẻo thanh tao quyện hòa mùi hương hoa Lila dìu dịu lan tỏa với những cánh hoa màu tím nồng nàn đầy sức sống giữa khung cảnh bạo tàn và chết chóc. Đấu trường khốc liệt nhường chỗ cho sự thăng hoa của nghệ thuật. Ai nói nghệ thuật không có sức mạnh.

Không! Nghệ thuật chính là sức mạnh vô địch có thể hóa giải mọi hận thù. Và chàng nghệ sỹ của chúng ta đang thăng hoa trong bản hòa tấu ghi ta đầy lãng mạn. Người đọc như đang dõi mắt theo từng bước chân lãng tử của người nghệ sỹ trên hành trình "lang thang về miền đơn độc" cùng với "vầng trăng – yên ngựa". Đây là một hệ thống thi ảnh thường bắt gặp trong thơ Lorca chàng kị sỹ một mình trên lưng «con ngựa đen/ vầng trăng đỏ" với những bản đàn ghita phiêu bồng cùng giấc mơ tranh đấu.

Trong thơ Thanh Thảo Lorca hiện lên với dáng điệu "chuếnh choáng". Đây là một hình ảnh mang cái hồn say của người nghệ sỹ không phải cái say tầm thường của những cốc rượu vang đỏ mà là say trong tranh đấu say trong sáng tạo nghệ thuật. Nếu như chàng Đôn-ki-hô-tê trong trang văn của Xec-van-tec mải miết với giấc mơ hiệp sĩ thì Lorca mãi "mỏi mòn" trong hành trình chống lại tộc ác của bè lũ Phờ-răng-cô.

Nhưng đáng thương thay trong hành trình khát vọng ấy Lorca là một nghệ sĩ cô đơn trong sáng tạo nghệ thuật và cô độc trong chiến đấu. Nhưng không vì thế "con họa mi của xứ Granada lại ngừng hót". Chàng vẫn "Mãnh liệt như trăm ngàn sư tử/ Vững chắc như cẩm thạch" (Thơ Lorca).

Càng chiến đấu Lorca càng say mê càng "hát nghêu ngao". Nhưng phũ phàng thay "đường chỉ tay đã đứt" định mệnh đã khiến chàng nghệ sĩ du ca của chúng ta phải dở dang hành trình khát vọng. Phát súng của bọn phát xít đã đánh hạ Lorca đáng thương. Thanh Thảo thốt lên sững sờ «bỗng kinh hoàng". Như không tin vào mắt mình nữa. Cả dân tộc Tây Ban Nha bàng hoàng cả thế giới nín lặng bản giao hưởng chùng xuống rồi lại vút cao lên theo "máu anh phun như lửa đạn cầu vồng".

Thanh Thảo tạo dựng cái chết đầy bi phẫn của người anh hùng một cách tức tưởi bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Đối lập giữa niềm tin tình yêu và lạc quan khát vọng "hát nghêu ngao" với sự thật phũ phàng "áo choàng bê bết đỏ". Đó là màu máu của Lorca làm tấm áo choàng đỏ gắt càng thêm "bê bết đỏ". Đối với Lorca anh luôn dự cảm về cái chết nhưng anh cũng không thể ngờ rằng cái chết lại đến với mình nhanh đến thế.

Anh đã từng thốt lên "Tôi không muốn nhìn thấy máu !". Nhưng máu đã đổ. Người kiếm sĩ muốn một cái chết vinh quang giữa đấu trường cùng với đôi kiếm sắc nhưng lại bị kẻ thù hành hình một cách lén lút bất minh. Nhưng Lorca chấp nhận như người cách mạng đã chấp nhận "Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Gươm kề cổ súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa". Và vì chấp nhận người anh hùng đã ung dung bình thản ra giữa pháp trường "chàng đi như người mộng du". Mộng du là trạng thái của tâm hồn đã rời thể xác nhưng không có nghĩa là biến mất khỏi thể xác.

Tâm hồn và tinh thần của Lorca đã gửi tất cả vào cuộc tranh đấu và vì thế bước chân mộng du đã hóa thành những bước chân anh hùng. Càng tiếc thương chàng nghệ sĩ bao nhiêu chúng ta lại càng căm phẫn tội ác bấy nhiêu. Và Lorca đã hi sinh nhưng những kẻ thất bại lại chính là bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân xác của Lorca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh đang bung nở giữa bản hòa tấu trầm hùng mang âm hưởng của những tiếng ghi ta nồng nàn vi diệu:

tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng! Tôi gọi đây là khúc biến tấu của tiếng đàn nó thay màu chuyển gam rất lẹ biến ảo không ngừng và đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở giọt này vỡ đi giọt kia lại trào ra không dứt. Đó chính là sức sống! Thanh Thảo sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn.

Màu nâu xuất hiện suy tư trầm tĩnh đến lạ thường. Đó là màu nâu của cây đàn màu nâu của đất đai màu nâu của làn da rám nắng trên thân hình những vũ nữ Digan bốc lửa. Trước giây phút từ li chàng đã ngước nhìn lên bầu trời xanh tha thiết "bầu trời cô gái ấy". Đó là bầu trời của khát vọng bầu trời yêu thương nơi có bóng hình nàng Maria thủy chung. Đối lập với màu nâu trầm tĩnh là màu xanh của "tiếng ghita lá xanh biết mấy".

Màu xanh là sự hóa thân của Lorca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây: màu xanh của những vườn cam màu xanh của thảo nguyên và những rặng Oliu hay hàng bạch dương nơi Lorca đang yên nghỉ. Hai tiếng biết mấy nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vừa để tôn thêm vẻ đẹp của tuổi trẻ Lorca – vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh vì lí tưởng.

Tiếng đàn không chỉ mang sắc màu biến tấu mà còn mang hình khối đường nét như hình hài của sinh mệnh. Nó cũng tức tưởi vỡ òa cũng biết nói tiếng nói của sự căm phẫn bạo tàn. Hay nói đúng hơn đó là tiếng kêu cứu của nghệ thuật khi bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt diệt.

tiếng ghi-ta tròn

bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Hai tiếng vỡ tan vừa là sự vỡ ra của bọt nước vừa là sự phập phồng thổn thức của tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt cái tài hủy diệt cái đẹp. Và vì thế bản ghita bi tráng đẩy đến độ cao trào của sự bi phẫn nó ròng ròng máu chảy nó uất nghẹn tức tưởi đến bật máu thành từng dòng đau thương trong một bản đàn giao hưởng hào sảng. Nỗi đau của tiếng đàn cũng là nỗi đau của người nghệ sĩ khi khát vọng chưa thành.

Ta cũng đã từng bắt gặp nỗi đau của người nghệ sĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du "Một cung gió thảm mây sầu/ Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay". Nỗi đau của Kiều khi hầu đàn Hồ Tôn Hiến khiến cho dây đàn cũng nhỏ máu. Đó chính là sự đồng cảm giữa nghệ thuật và tâm hồn của người sinh ra nó. Thì ra nghệ thuật trong bản thể của nó cũng là một sinh mệnh. Với thủ pháp nghệ thuật so sánh và liên tưởng Thanh Thảo đã làm sống dậy một không gian sinh tồn đầy sức sống mãnh liệt.

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

Không ai chôn cất tiếng đàn hay không ai có thể chôn cất được tiếng đàn ? Có lẽ nên hiểu theo cách thứ hai. Thứ nhất bởi nó là di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm của tinh thần được kết tinh từ hương sắc cuộc đời của người nghệ sĩ nhân dân. Thứ hai bởi sức sống mãnh liệt và hoang dại của nó như loài cỏ mọc hoang không gì có thể ngăn nổi chúng. Đây chính là sự bất tử sự vĩnh hằng của nghệ thuật.

Dù Lorca hi sinh nhưng sản phẩm tinh thần mà ông để lại đó chính là tâm hồn mình nghệ thuật của mình. Những bài ca tranh đấu của Lorca vẫn đồng hành cùng thời gian và đi cùng năm tháng thăng trầm của lịch sử và nó mãi mãi được hát vang trong lòng của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Không chỉ bất tử tiếng đàn của chàng ca sĩ hát rong còn mang vẻ đẹp của giọt nước mắt vầng trăng. Một hình ảnh mang nhiều liên tưởng gợi nhiều thi vị. Phải chăng đó chính là vẻ đẹp của nghệ thuật được kết tinh từ những giọt mồ hôi từ máu và nước mắt của sự lao động nghệ thuật chân chính qua bao thời gian công sức đã nhào nặn thành viên ngọc lấp lánh mang hình hài của giọt nước mắt vầng trăng tinh khiết.

Hay đó chính là vẻ đẹp của cuộc đời Lorca đã hóa thân thành viên ngọc quý lung linh tỏa sáng giữa đời. Bất ngờ thay nơi đáy giếng tối tăm và lạnh lẽo nơi mà bọn phát xít ngỡ tưởng đã vùi lấp được linh hồn và thể xác của người công dân Lorca lại là nơi tỏa sáng tâm hồn anh. Ở khổ cuối của bài thơ Thanh Thảo đưa người đọc vào thế giới suy tư về sự giải thoát của Lorca:

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghita màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Digan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la

Và cuối cùng chàng nghệ sĩ của chúng ta đã dừng bước giang hồ trước dòng sông của định mệnh khi đường chỉ tay đã đứt. Sinh mệnh chấm dứt. Chàng rũ bỏ mọi hệ lụy trần gian để trở về cõi vĩnh hằng. Dòng sông vô hình dung là dòng sông cuộc đời dòng sông của số phận và cũng là đường ranh giới ngăn cách giữa sự sống và cõi chết. Trên dòng sông ấy Lorca đang bơi sang ngang cùng di vật đàn ghita. Màu bạc của cây đàn là sự biến ảo từ màu nâu trầm tĩnh sang xanh thiết tha hi vọng và cuối cùng là màu của sự hư ảo trong cõi siêu sinh.

Lorca đang bơi trên con thuyền thi ca mà cây đàn chính là con thuyền bàng bạc chở tình yêu và nỗi nhớ của chàng đang trôi dần vào bến bờ bất tử. Chàng dứt khoát rũ bỏ mọi hệ lụy trần gian ném lá bùa vào xoáy nước ném trái tim vào cõi lặng yên. Xoáy nước là cuộc tranh đấu hay sự hiểm nguy trên dòng sông của định mệnh?

Cõi lặng yên phải chăng là phút giây mà trái tim người nghệ sĩ ngừng đập? Có lẽ ta không cần phải lí giải về nó. Bởi Lorca đã về nơi an nghỉ cuối cùng. Chỉ còn vang vọng nơi đây âm vọng của tiếng đàn li-la li-la li-la như bản nhạc thiết tha thấm đẫm hương thơm của loài hoa Lila đưa người nghệ sĩ – chiến sĩ về với cõi vĩnh hằng với bao niềm tiếc thương vô hạn. Tôi chợt nhớ tới bài thơ Ghi nhớ của anh:

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi

cùng với cây đàn dưới lớp cát hàng bạch dương

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam

và đám bạc hà.

Khi nào tôi chết

hãy vùi thây tôi tôi xin các người đó

nơi một chiếc chong chóng gió.

Có lẽ ở một nơi nào đó chàng nghệ sĩ nhân dân đang được sống giữa những sự yên vui và đầy ánh nắng của tự do nơi đó không có bạo tàn và chết chóc.

Bài thơ đã rất thành công khi tạo dựng một tượng đài Lorca bằng ngôn ngữ của thơ và âm nhạc. Với lối thơ không viết hoa đầu dòng cảm xúc liền mạch Thanh Thảo đã mang đến cho người đọc một mĩ cảm hiện đại giàu tính sáng tạo. Sự trộn lẫn giữa trường phái tượng trưng siêu thực và sức sáng tạo của Thanh Thảo đã cho ra đời một tuyệt bút đầy ngẫu hứng giàu chất nhạc.

Trên hết là nhà thơ đã mang đến cho người đọc một tình yêu vô bờ bến đối với nhà thơ nhân dân chống phát xít bạo tàn. Bất kỳ một cuộc chiến nào cũng có người chiến thắng và kẻ bại trận nhưng những người biết hi sinh vì mọi người luôn luôn là người anh hùng với chiến thắng vĩ đại nhất. Gacxia Lorca là một người như thế.

Bài văn mẫu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,.. truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

 

Bài làm

Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian. Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”. Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.

Bài văn mẫu 9: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,.. truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

 

Bài làm

Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này. 

Bài văn mẫu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang phục,.. truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

 

 

Bài làm

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hóa và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương. Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức họa tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam. Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com