Văn mẫu 10 KNTT bài 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Bài làm

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Tác phẩm gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề “mùa xuân chín”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Hàn Mặc Tử đã hữu hình hoá mùa xuân, khiến nó dường như có màu sắc và có cả hương sắc. Đây chính là kết hợp từ tài tình của tác giả. Nhà thơ đã dùng trạng thái “chín” của trái cây để nói về cái trọn vẹn, viên mãn, tươi đẹp nhất của mùa xuân. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống da diết và khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi chính lúc “mùa xuân chín” nhất, đẹp nhất thì tác giả cũng nhận ra cái đẹp không thể tồn tại mãi. Nhà thơ bộc lộ niềm nuối tiếc khi không thể níu giữ vẻ đẹp vĩnh hằng, muốn giao hoà với vẻ đẹp của đất trời.

Bài văn mẫu 2: Qua các tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2 : Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) chia sẻ điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

Bài làm

Điều thú vị, hấp dẫn nhất khi đọc bài thơ đó là hình tượng thơ. Hình tượng thơ là một bức tranh sống động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần cộng với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cách đánh giá sự vật hiện tượng của người nghệ sĩ. Hình tượng thơ thực chất là ảnh chiếu cuộc sống trong tác phẩm thơ. Những hiện tượng cuộc sống được nhà văn phản ánh chân thực trong tác phẩm của mình. Với đặc trưng thể loại thơ, các sự việc hiện tượng được tái hiện lại bằng hệ thống ngôn ngữ có tính chất vần. Ngoài ra hình tượng thơ còn thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ cũng như nói lên được sự đánh giá của nhà thơ với hiện tượng sự vật.

Bài văn mẫu 3: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Bài làm

Nhân tố hiền tài là vấn đề từ xưa đến nay đã góp phần vào sự phát triển của một đất nước. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần cải biên xã hội, thúc đẩy xã hội vận động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng việc trọng dụng hiền tài đúng đắn của một quốc gia có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước.

Bài văn mẫu 4: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Bài làm

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới trong cuộc sống con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Nơi ấm ấp nhất chính là tình người, đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, … mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn… Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận thanh thiếu niên không có sự đồng cảm, sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.

Bài văn mẫu 5: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt

Bài làm

Trong văn bản "Chữ bầu lên nhà thơ", em tâm đắc nhất với nhận định: "Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như lão bộc trung thành của ngôn ngữ.". Nhận định trên cho thấy đó chính là trách nhiệm cao cả của một người nghệ sĩ. Nó cho thấy được trách nhiệm của mỗi nhà thơ trong việc sáng tạo, lao động nghệ thuật và hơn hết là làm phong phú cho tiếng Việt. Có muôn vàn con đường khác nhau nhưng đến cuối cùng vẫn là sự học hỏi, trau dồi, cố gắng không ngừng trong cách tổ chức ngôn từ nghệ thuật thơ. Mỗi nhà thơ cần phải tiếp thu, thừa hưởng ngôn ngữ của cộng đồng và biến nó thành ngôn ngữ tinh hoa để làm giàu đẹp thêm cho tác phẩm nói riêng và tiếng Việt nói chung "như một lão bộc trung thành".

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net