Văn mẫu 10 KNTT bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Bài làm

Nhân tố hiền tài là vấn đề từ xưa đến nay đã góp phần vào sự phát triển của một đất nước. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần cải biên xã hội, thúc đẩy xã hội vận động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng việc trọng dụng hiền tài đúng đắn của một quốc gia có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước.

Bài văn mẫu 2: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Bài làm

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới trong cuộc sống con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Nơi ấm ấp nhất chính là tình người, đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, … mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn… Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận thanh thiếu niên không có sự đồng cảm, sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.

Bài văn mẫu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.

Bài làm

Trong văn bản "Chữ bầu lên nhà thơ", em tâm đắc nhất với nhận định: "Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như lão bộc trung thành của ngôn ngữ.". Nhận định trên cho thấy đó chính là trách nhiệm cao cả của một người nghệ sĩ. Nó cho thấy được trách nhiệm của mỗi nhà thơ trong việc sáng tạo, lao động nghệ thuật và hơn hết là làm phong phú cho tiếng Việt. Có muôn vàn con đường khác nhau nhưng đến cuối cùng vẫn là sự học hỏi, trau dồi, cố gắng không ngừng trong cách tổ chức ngôn từ nghệ thuật thơ. Mỗi nhà thơ cần phải tiếp thu, thừa hưởng ngôn ngữ của cộng đồng và biến nó thành ngôn ngữ tinh hoa để làm giàu đẹp thêm cho tác phẩm nói riêng và tiếng Việt nói chung "như một lão bộc trung thành".

Bài văn mẫu 3: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.

Bài làm

Châm biếm là thủ pháp dùng lời lẽ, tranh vẽ hay những màn trình diễn nghệ thuật sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng trong xã hội. Trong đoạn trích điều đó được thể hiện qua tiếng cười về thói tham lam của một bộ phận quan lại vô đạo đức trong xã hội xưa. Đó là thực tế từng có trong quá khứ. Những tưởng xử kiện sẽ lấy lại được công bằng, quan sẽ anh minh nhưng không. Quan tham, ăn tiền hối lộ của dân, xử án theo đồng tiền đáng khinh bỉ và rẻ mạt. Đó là những người không xứng để làm quan của dân. Một sự lên án của vợ tuồng này đối với xã hội xưa. Và không chỉ ở xã hội xưa mà đến hôm nay, thực tế, vẫn tồn tại không ít một số người có chức quyền ăn chặn tiền dân, tham nhũng đáng chê trách. Quả thực, họ đã phụ lòng dân, phụ sự tín nhiệm của dân và làm mất hình ảnh tốt về nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân.

Bài văn mẫu 4: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về chủ đề : Múa rối nước - món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam

Bài làm

Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật này được thể hiện ngay từ trong tên gọi “Múa rối nước” là lấy nước làm sân khấu biểu diễn. Mặt nước ao hồ vừa là sân khấu, là môi trường, khung cảnh, vừa là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân. Bên trên mặt nước là sân khấu, phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối với buồng trò.Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng.

Bài văn mẫu 4: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích.

Bài làm

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ánh lại trong tác phẩm của mình.

Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một tác phẩm nổi tiếng của thế kỉ XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng người đọc ở mọi thế hệ.

Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc. Xã hội thời ấy là một xã hội loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho cuộc sống của người dân thật điêu linh khốn khổ. Vì vậy mà họ rất chán ghét chiến tranh. Qua buổi tiễn đưa Trương Sinh ra trận, với những lời dặn dò của bà mẹ, lời tâm sự của Vũ Nương với chồng, ta cũng thấy được thái độ kinh sợ chiến tranh của người dân lúc bấy giờ.

Chính chiến tranh đã làm cho vợ phải xa chồng, cha phải xa con... và nó còn là nguyên nhân gây ra bao nỗi bất hạnh cho người 1 vợ nữa. Trương Sinh đi lính, Vũ Thị Thiết ở nhà một mực thủy chung với chồng, thay chồng gánh vác hết mọi công việc gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, lo toan mọi công việc trước sau. Mẹ chồng bệnh lo thuốc thang, mẹ mất lo ma chay, cúng tế đàng hoàng.

Vậy mà khi chồng trở về, nàng chưa được vui sum họp lại gặp tai họa bất ngờ. Bởi anh chồng thất học lại có tính đa nghi, ghen tuông mù quáng chỉ nghe theo lời đứa trẻ ngây thơ không biết xét suy đã vội nghi oan cho vợ. Chỉ vì “cái bóng” vô hình mà Vũ Nương bị mắc oan. Nỗi oan động đất trời lại không thể giãi bày được cùng ai. Bởi cái lễ giáo phong kiến, cái thế lực nam quyền không cho phép người phụ nữ được lên tiếng minh oan. Họ không có một quyền hành gì cả, không được ai bênh vực hay chở che. Cuối cùng nàng phải mang mối oan tình xuống dòng nước bạc.

Số phận của người phụ nừ trong xã hội phong kiến là như thế đó! Sợi dây lễ giáo trói buộc người phụ nữ, họ phải mang số phận “bạc mệnh” đến hết cuộc đời. Thậm chí khi được giải oan, dẫu Vũ Nương rất thương nhớ chồng con nhưng cũng không thể nào trở lại cõi trần được vì nơi đó luôn gieo tai họa cho người phụ nữ. Đây là một chi tiết mang giá trị tố cáo cao.

Nó khẳng định được bản chất xấu xa của xã hội phong kiến, một nhà tù giam hãm cuộc đời của người phụ nữ suốt bao thế kỉ. Cả tác phẩm là một bức tranh hiện thực sinh động phản ánh được thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa kia.

Đằng sau nỗi khổ của Vũ Nương, ta còn thấy tấm lòng nhân đạo đáng quý của nhà văn. Xuất phát từ tấm lòng yêu thương trân trọng người phụ nữ, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người con gái Nam Xương: đảm đang, hiếu nghĩa, thủy chung. Khi chồng đi lính, nàng một mình làm hết cả vai trò của chồng lẫn vợ không một chút than vãn: nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.

Nàng luôn giữ trọn đạo hiếu đối với cha mẹ, phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ ruột. Đối với chồng, trước sau nàng vẫn giữ trọn nghĩa tình. Biết chồng vốn tính đa nghi, “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày được, nàng đã lấy cái chết để chứng thực nghĩa tình của mình.

Lời nguyện thề của Vũ Nương trước khi chết cũng chứng tỏ được tấm lòng trong trắng, thủy chung của nàng. “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ Nương tin ở tấm lòng thủy chung trong trắng của mình nên sau khi chết đã được như lời nguyền.

Tiết nghĩa của người con gái Nam Xương như thế! Câu chuyện càng thương tâm, tấm lòng nàng lại càng sáng tỏ. Vũ Thị Thiết là hiện thân của tâm hồn cao đẹp. Trong lòng nàng như không hề gợn một mảy may vẩn đục nào ngoài lòng yêu thương chồng, thương con. Tinh thần nhân đạo của tác phẩm còn bộc lộ rõ rệt trong việc phản ánh nỗi oan của Vũ Nương. Trong khi chế độ phong kiến coi thường quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ, nguyện vọng của họ, thì truyện ngắn này đã đề cập tới nỗi khổ ấy, xót thương đến nỗi oan ấy.

Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ còn đề cao một khát vọng của họ: được tôn trọng. Sau khi vợ chết không chỉ chàng Trương hiểu ra nỗi oan của nàng và lập đàn giải oan, mà tấm lòng trong sáng thủy chung ấy, nỗi khổ ấy còn cảm động đến thần linh. Hình ảnh “Vũ Nương ngồi kiệu hoa, theo sau đó có hơn năm mươi chiếc xe, cờ tán võng lọng rực rỡ” thật là đẹp đẽ. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi cho nàng. Đồng thời nó cũng thể hiện được ước mơ của tác giả, của nhân dân ta ngày xưa.

Bên cạnh đó, truyện còn có nhiều thành công về mặt nghệ thuật.

Đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện giàu kịch tính. Những chỗ thắt nút, mở nút, bất ngờ mà vẫn hợp lí. Người đọc bất ngờ vì những câu nói ngây thơ của đứa trẻ lần đầu gặp cha, sửng sốt và thương tâm trước cái chết của người vợ, càng bàng hoàng khi đọc đến chi tiết: đứa con chỉ bóng cha in trên vách mà nói: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Thì ra nguyên nhân nỗi đau khổ, nỗi oan ức của một con người, sự tan nát của một gia đình chỉ vì một “cái bóng” qua lời nói của trẻ thơ. Chính chi tiết đó làm nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó.

Các nhân vật trong truyện tuy chưa thật sự có cá tính rõ rệt nhưng cũng biểu hiện được với một vài đặc điểm khá sắc sảo: đứa trẻ thì vô tư, người vợ thảo hiền thủy chung cam chịu, người chồng vừa nóng nảy hay ghen lại vừa cả tin nhẹ dạ. Truyện lại kết hợp chất hiện thực với những yếu tố hoang đường kì diệu gây hứng thú cho người đọc.

Tuy nhiên do được viết bằng chữ Hán, với những cách diễn đạt bóng bẩy và ít nhiều công thức, ngôn ngữ của truyện còn gây cho ta cảm giác thiếu tự nhiên ta chưa biết được thực sự lời nói của cha ông ta ngày ấy. Nhưng dẫu sao, đây cũng là một truyện ngắn đầu tiên của văn học Việt Nam có những thành công sắc sảo.

Tóm lại, Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện tình đầy oan khuất. Qua truyện, ta hiểu được sự bất công phi lí của xã hội phong kiến đã đem đến nỗi đau khổ cho người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI làm sáng ngời phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu đã trải qua nhiều thế kỉ, nhưng thời gian vẫn không làm giảm đi giá trị của tác phẩm văn học đặc sắc này. Tác phẩm là một trong những viên đá đầu tiên đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà lớn văn xuôi Việt Nam.

Bài văn mẫu 5: Khi được học về thần thoại và sử thi, vấn đề gì đã khiến bạn thực sự thầy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn? Hãy viết một báo cáo nghiên cứu về vấn đề đó.

Bài làm

Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh  mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại. Thần thoại Việt Nam đã là nguồn tư liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã hội ngày nay. Thần thoại tuy không phải là tài liệu sử học thực sự nhưng vì nó đã phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài người trong lịch sử, vì vậy các sử gia phong kiến Việt Nam xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại. Việc đặt thần thoại lên đầu quyển sử, làm thành một phần Ngoại kỷ như Ngô Sĩ Liên tuy là “Không chính xác nhưng cũng nói lên một điều là thần thoại đã có cống hiến trong chừng mực nào đó cho lịch sử, là cái bóng của những sự việc lịch sử đời xưa” (Nguyễn Đổng Chi)Thần thoại còn đặt nền móng cho tôn giáo. Đối với người nguyên thuỷ thì chưa có tôn giáo, mà vạn vật đều hữu linh, thần thoại đã tạo nên tín ngưỡng bái vật giáo nguyên thuỷ, là dây nối giữa vật tổ và thị tộc, thần thoại dần dần đã tô điểm, bổ sung và làm nền móng cho thế giới thần của tôn giáo. Thần thoại còn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tác văn học nghệ thuật, mỹ học, hội hoạ, v.v...

Sử thi là những táᴄ phẩm tự ѕự dân gian ᴄó quу mô lớn, ѕử dụng ngôn ngữ ᴄó ᴠần, nhịp, хâу dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể ᴠề một haу nhiều biến ᴄố lớn diễn ra trong đời ѕống ᴄộng đồng ᴄủa ᴄư dân thời ᴄổ đại. Văn học sử thi hướng tới cái chung, cái cao cả, sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó thường phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính cách toàn dân. Sử thi không phải là những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trước thử thách quyết liệt. Nhân vật trung tâm không đại diện cho con người cá nhân, mà đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại với tính cách dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Con người sống chủ yếu với hiện tại và tương lai. Là tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ.

Bài văn mẫu 6:  Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm mà bạn cho là không phù hợp với chuẩn mực chung được cộng đồng tạo dựng.

Bài làm

Bên cạnh việc không làm bài tập ở nhà, không chuẩn bị bài mới cũng trở thành thói quen phổ biến và để lại nhiều hệ lụy đối với các bạn học sinh.

Nguyên nhân chủ yếu khiến các bạn trẻ không chuẩn bị bài mới xuất phát từ sự lười nhác, cảm thấy không hứng thú và không xác định được mục tiêu trong học tập. Tôi biết có rất nhiều bạn cho rằng việc chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp là một việc thừa thãi, tốn thời gian. Thay vì ngồi vào bàn học, các bạn sẵn sàng thỏa mãn bản thân bằng những trò chơi vô bổ, không cần thiết. Chỉ đến khi bố mẹ nhắc nhở, các bạn mới tạm gác lại thú vui để chuyên tâm vào học. Để qua mắt phụ huynh và chống đối lại giáo viên, nhiều bạn tận dụng mạng internet để tìm lời giải rồi tải về và ngồi hì hục chép. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới hốt hoảng nhận ra mình chưa chuẩn bị bài, vội vã mượn vở bạn rồi viết vài dòng nguệch ngoạc cho đủ chữ.

Rõ ràng những điều kể trên đều là những biểu hiện của thói quen không chuẩn bị bài mới. Đây là thói quen xấu cần phải từ bỏ. Không chuẩn bị bài trước khi lên lớp khiến chúng ta thụ động và không thể bắt kịp với tiến độ giảng dạy của thầy cô. Lâu dần, kiến thức trở nên bị "hổng" và gây ra tâm lí hoang mang, chán nản với việc học. Kết quả học tập từ đó cũng giảm sút một cách nghiêm trọng.

Chính vì vậy, bạn hãy thay đổi thói quen này ngay từ hôm nay. Việc từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới đem lại nhiều ích lợi hơn bạn tưởng. Khi từ bỏ được thói quen này, bạn sẽ có phong thái ung dung, tự tin, sẵn sàng chiếm lĩnh và làm chủ tri thức. Việc chuẩn bị bài mới còn giúp bạn lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Từ đó, đạt được nhiều điểm cao và thành tích xuất sắc trong học tập.

Tôi biết rằng, để từ bỏ một thói quen đã hình thành và in sâu vào nếp sống, suy nghĩ không phải là điều dễ dàng. Nhưng tôi tin chắc, bằng sự nỗ lực không ngừng, mỗi người chúng ta đều có thể vượt lên chính mình. Thay vì tiêu phí thời gian vào các công việc không cần thiết, các bạn có thể dành ra từ 1-2 tiếng mỗi tối để ôn lại bài cũ đã học và chuẩn bị cho những tiết học sau. Ngoài ra, bạn nên xây dựng thời gian biểu, chế độ sinh hoạt phù hợp, cân bằng giữa việc học với hoạt động vui chơi. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, không nên quá thúc ép vào bản thân vào việc học và chuẩn bị bài mới. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu bài, bạn nên trao đổi với bạn bè, thầy cô để được giải đáp và giúp đỡ kịp thời.

Không thể phủ nhận soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp là một công việc nhàm chán nhưng bạn hãy cố gắng vượt lên những rào cản cảm xúc để hướng tới chân trời tri thức đang rộng mở ở tương lai.

Bài văn mẫu 7:  Lựa chọn một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích, gợi cho bạn nhiều hứng thú và suy ngẫm ( có thể là tác phẩm chưa học).

Bài làm

Victor Hugo là một trong những tác giả lớn của nền văn học hiện đại thế giới nói chung, nền văn học Pháp nói riêng. Trong đó với những thành công cụ thể của sự nghiệp viết tiểu thuyết, ông đã góp nhiều thành tựu vào kho tàng tiểu thuyết nhân loại, đặc biệt là tác phẩm “Nhà thờ Đức bà Paris” (Notre Dame de Pais) và “Những người khốn khổ” (Les Mierable), một đột phá mới. Nhà thờ Đức bà Paris được xem như một trong số các tác phẩm đặc sắc của V.Hugo, thuộc thể loại tiểu thuyết lãng mạn Pháp. Trong đó, bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản, tác giả đã cấu trúc nên nhiều tầng triết mỹ cho cuốn tiểu thuyết, nhằm đưa tính trí tuệ và đẩy tính tư tưởng lên cao độ. Đặc biệt, tính hư cấu ở đây được thể hiện ngầm ẩn thông qua các nhân vật, hoàn cảnh và sự việc xuyên suốt tác phẩm.

Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.

Tác phẩm được chia làm 11 quyển và dày hơn 600 trang, nội dung cụ thể của từng quyển:

Quyển 1, 2, 3: Esméralda là một cô gái xinh đẹp cô làm nghề múa rong trước nhà thờ Đức Bà, công việc này bị sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo. Ông này đã say mê cô vũ nữ lúc nào không hay và ông đã lệnh cho Quasimodo  bắt cóc Esméralda, sự việc không thành Quasimodo bị bắt, cô vũ nữ bắt đầu yêu đại úy Phoebus người đã cứu cô.

Quyển 4- 6: Là cô gái có lòng nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị giam giữ. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã đánh thức trái tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.

Quyển 7: Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh, đã có hôn thê là một cô tiểu thư. Khi Esméralda hẹn hò với viên đại úy phó giám mục yêu Esméralda đã theo dõi đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông khi thấy 2 người quan hệ đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.

Quyển 8-10: Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô nhưng Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn công và đẩy lùi họ.

Quyển 11: Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiệnra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Q uasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo đã ra điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình nếu không sẽ báo cho cảnh binh, cô thà chết chứ không chịu. Frollo đã giao cô cho một bà tu điên dại với mục đích hành hạ Esméralda cho đến chết nhưng hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ đôi giày trẻ em cô luôn mang bên mình. Cuối cùng cô cũng bị phát hiện và bị treo cô lần thứ hai. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện nên đã xô ngã Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất và ôm xác Esméralda chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta thấy 2 bộ xương,một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách ra thì bộ xương không bình thường tan thành tro bụi.

Với “Nhà thờ Đức Bà Paris”, Victor Hugo đã làm một phép cộng gộp tài tình những đỉnh cao nghệ thuật của nhân loại. Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà thờ nọ”. Điều đó có thể cho thấy được rằng, tài năng nghệ thuật của Victor Hugo trong “Nhà thờ Đức Bà Paris” đã hoàn toàn thuyết phục độc giả. Trong tiểu thuyết cũng như trên sân khấu, Hugo ưa miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường: ở đây ông đưa ra cốt truyện đầy phiêu lưu kịch tính, với diễn biến thăng trầm lúc bi thảm khi hài hước. Nét nổi bật nhất thể hiện Chủ nghĩa lãng mạn là ông đã sử dụng bút pháp tương phản.

Dưới ngòi bút của V. Hugo, sự tương phản xuất hiện ngay trong mỗi tình huống truyện, nhân vật, giữa địa vị xã hội và phẩm chất đạo đức, giữa diện mạo bên ngoài và thế giới nội tâm. Đó là Paris của dân chúng hiện lên với những phố hẻm tối tăm, với những cảnh hoang tàn…tương phản với những giờ phút rạng rỡ, buổi sáng những ngày lễ lớn, khi mặt trời phát đi một tín hiệu thần kỳ, Paris thức dậy với muôn ngàn tiếng chuông thoạt đầu thưa thớt rồi ngày càng dóng dả và trở thành một giàn nhạc giao hưởng với những đàn bướm âm thanh sặc sỡ, làm rung rinh những chân trời xa tắp.

Ngay từ đầu tác phẩm Victor Hugo đã khéo léo xây dựng nên những khung cảnh thiên nhiên, những bức tranh đầy gam màu của bút pháp tương phản nhằm dự báo cuộc sống của những con người trong bức tranh đó cũng đầy những màu sắc, nhiều cung bậc trong thời kì trung cổ. Một bên là những con người đại diện cho tầng lớp dưới đáy xã hội, họ tuy là những lũ ăn mày, gã thi sĩ vô danh, gã kéo chuông nhà thờ hay chỉ là cô gái múa hát rong nhưng ở nơi họ vẫn toát lên sức sống mãnh liệt, sự yêu đời và đầy ắp tình người, một bên là những con người thuộc tầng lớp tu sĩ quý tộc, thế nhưng với lối sống với những luật lệ hà khắc, những hủ tục đáng lên án đã vô tình đẩy họ vào sự cô độc và rút vào bóng tối.

Sự tương phản giữa các tình huống được ông sử dụng thường xuyên như một động lực để phát triển các tình tiết của cốt truyện, tạo nên sự căng thẳng hồi hộp, làm nhịp điệu của cốt truyện dồn dập thu hút, và qua đó cũng thể hiện quan điểm nhân đạo của ông. Để tạo nên các tình huống tương phản, Victor Hugo đã phải hy sinh chính những nhân vật mà ông yêu quý, dù đau đớn.

Tình huống truyện được đẩy lên tới mức cao trào trong cặp nhân vật Gudulier- Esméralda. Đến phút cuối cuộc đời Gudulier mới nhận ra Esméralda là đứa con gái mình đã rứt ruột đẻ ra. Nhưng đó cũng là đỉnh điểm của tấn bi kịch: Sự đoàn tụ trên cái chết ấy gây một ấn tượng mạnh trong lòng độc giả và thét lên lời tố cáo đối với sự tàn nhẫn của xã hội phong kiến thần quyền.

Tình huống thật đối nghịch khi Frollo- vị linh mục uyên thông, sống trong u uẩn hà khắc lại bị chính cô gái Bôhemieng sống tự do, hoang dã chinh phục.

Nhân vật của Victor Hugo dường như không tuân theo quy luật của cuộc sống, chính tình yêu làm cho họ đau khổ. Chính cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp đó cũng đặt trọn tình yêu mù quáng vào Phoebus. Hay Quasimodo- dù anh ta xấu xí nhưng anh vẫn yêu Esméralda say đắm. Tình huống truyện còn được đẩy đến kịch tính khi ông để chính những nhân vật của mình tự kết án, tự đóng dấu cho một kết thúc thảm kịch- Quasimodo đẩy Phoebus, vị linh mục mà anh ta hằng tôn thờ xuống tháp chuông. Giữa cái thiện và cái ác, giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa những cái xinh đẹp và cái xấu xí, giữa những cái được coi là cao trọng trở nên thấp hèn và đáng lên án, giữa những con người tưởng chừng đáng khinh bỉ loại bỏ lại trở nên đẹp đẽ lạ thường điều đó được V. Hugo tái hiện sống động và sắc sảo khi xây dựng những tình huống truyện tưởng chừng như xuôi thuận nhưng thật ra là tương phản với những quan niệm đạo đức lúc bấy giờ.

“Nhà thờ Đức bà Paris” là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn học hiện đại nói chung, của nền văn học Pháp và bản thân tác giả V.Hugo nói riêng. Tìm hiểu về tác phẩm đặt ra những yêu cầu nền tảng về lý luận tiểu thuyết, lịch sử xã hội và khả năng tri nhận triết lí cũng như việc nắm bắt tâm lí nhân vật. Trong đó, thủ pháp nghệ thuật tương phản nổi bật nhất của tác phẩm được chúng tôi tìm hiểu qua hai khía cạnh: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và giọng điệu tác phẩm. Ở đấy, một mặt, cho ta thấy được quan hệ, tính cách, tâm lí giữa các nhân vật, góp phần thể hiện nổi bật tư tưởng mà nhà văn muốn gửi tới độc giả.

Mặt khác, bằng một giọng điệu đặc biệt V. Hugo đã thể hiện những triết luận sâu sắc, đôi khi là sự lãng mạn nhưng cũng có khi là một nụ cười giễu cợt đầy châm biếm. Chính sự tương phản trong giọng văn ấy, giúp cho người đọc có những cảm nhận đầy màu sắc, đưa chúng ta quay về với một thời Paris, một thời với những lối sống chân thực nhất.

V.Hugo uyên bác, thông minh, khuấy động ngôn từ, sử dụng những thủ pháp nghệ thuật mang âm hưởng chủ nghĩa lãng mạn và văn học dân gian, mang đến cho văn chương những tác phẩm để đời “Nhà thờ Đức bà Paris” là một áng văn tiêu biểu. Bên cạnh đấy, sự đan chéo những yếu tố bi – hài, cái đẹp- cái dị dạng cũng là một nét độc đáo. Cái kết thúc của thiên tình sử vừa bi đát, vừa hài hước. Mỗi nhân vật là một biểu tượng về những trải nghiệm bản thân V. Hugo. Bởi thế, nhân vật của V. Hugo không phải hoàn toàn trừu tượng mà có đời sống hoàn toàn phức tạp. Họ vừa bị tác giả đặt trong tình thế châm biếm, bóc trần đến tận sâu bản chất, nhưng cũng chính từ sự u tối và tuyệt vọng ấy, đã mở ra sự cảm thông sâu sắc cho thế hệ này. Nói cho cùng, đó là một hệ mất mát hoài thai trong một hoàn cảnh mất mát. Hai khía cạnh này thống nhất, tạo lập lẫn nhau làm nên diện mạo của một thời đại với những tương phản. Tựu trung lại, qua đấy, những đặc trưng cơ bản và sâu sắc nhất của thể loại tiểu thuyết đã được biểu hiện tinh tế và triết mỹ trong tác phẩm đòi hỏi quá trình tiếp nhận cao độ này.

Bài văn mẫu 8:  Bài thơ gây cho bạn những ấn tượng đặc biệt gì về hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu? Tình cảm, tư tưởng trong bài khiến bạn xúc động như thế nào?

Bài làm

Hình ảnh những người lính chiến đấu từ lâu đã đi vào văn thơ kháng chiến và là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các thi sĩ. Ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đầy bi tráng trong Tây Tiến của Quang Dũng. Tình đồng chí thắm thiết, bền chặt, cùng sẻ chia khó khăn gian khổ trong Đồng Chí của Chính Hữu hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đầy nhiệt thành nhưng cũng không kém phần mơ mộng của tuổi trẻ trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Tất cả đã khắc họa nên vẻ đẹp trong bức tranh chân dung của những người lính ra đi vì độc lập của Tổ quốc thật đẹp đẽ biết bao. Bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng là một mảng màu trong bức tranh ấy, bài thơ đã khắc họa chân dung những người lính lái xe đầy hiên ngang và lạc quan trên con đường hành quân gian khổ.

Bài thơ được Phạm Tiến Duật viết vào năm 1969, đó những năm tháng kháng chiến chống Mĩ oanh liệt. Khi mà đạn bom địch xối xả trút xuống bao con đường, bao cánh rừng mà chiến sĩ đi qua:

"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng".

Bao nhiêu bom đạn địch nhả xuống khiến ta thiệt hại nặng nề, những chiếc xe hành quân vốn lành lặn đã bị chúng phá hủy - những chiếc xe không kính. Thật khó khăn biết bao, tưởng chừng như bom đạn gần kề trước mắt, vậy mà người lính vẫn ung dung tay lái, tập trung vào công việc chẳng quản hiểm nguy. Giữa trời đất bao la, đôi mắt ấy vẫn dõi theo, hướng tới Tổ quốc, hướng về nhiệm vụ.

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái"

Giữa khoảng không mênh mông của chiến trận, mưa bom và gió đạn, người lính vẫn giữ trong tâm hồn sự tự tin và đầy kiêu hãnh. Cảm nhận thấy những khó khăn và thách thức, những đợt gió bụi lùa đắng mắt, những con đường đầy hiểm nguy trước mắt. Nhưng con đường không chỉ là huyết mạch giao thông mà là con đường của niềm tin của nghị lực phi thường. Những vì sao đêm trên bầu trời, những cánh chim đột ngột ùa xuống buồng lái đều là những hình ảnh rất chân thực. Chiến trường đâu chỉ có hiểm nguy bởi súng đạn giặc thôi đâu mà còn có cả những khắc nghiệt khó khăn của thời tiết.

"Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

Bụi đường không làm mất đi lòng lạc quan, tin yêu nơi người lính. "Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". "Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi"..... Một tinh thần vượt lên tất thảy những thách thức, bao hiểm nguy bủa vây vẫn giữ trong mình tiếng cười sôi nổi, tiếng cười của tự do, của niềm tin. Nếu tình đồng chí trong Đồng Chí của Chính Hữu là những người lính chân chất, mộc mạc ra đi từ những vùng đất nghèo với lí tưởng cách mạng cao cả. Thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng chứa chan tình đồng đội, tình anh em nơi chiến trường gian khó. Họ là những người lính trẻ ra đi nhận nhiệm vụ với mục đích chung, họ rất đỗi lạc quan,tình anh em thân thiết gắn bó keo sơn được thể hiện qua những hình ảnh rất mực giản dị mà thân thương.

"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".

Đó là những sự yêu thương, sẽ chia đắng cay, ngọt bùi cùng nhau, một tinh thần dũng cảm, hiên ngang, một tình đồng chí đầy trẻ trung, sôi nổi. Đó là những cái bắt tay vội vàng, là những bữa cơm chung giữa bầu trời bom đạn. là tình thân gắn kết cùng nhau trên chặng đường gian khó, vẫn hướng về bầu trời xanh, nơi đó có hoà bình, có tự do cho Tổ quốc thân yêu.

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

"Chỉ cần trong xe có một trái tim" là hình ảnh đẹp, đó là trái tim hướng về miền Nam ruột thịt, là trái tim hướng về ngày đất nước thống nhất khi mà miền Nam được giải phóng. Là một trái tim của hàng triệu trái tim chung nhịp đập, là trái tim chứa đựng một tinh thần thép, một niềm lạc quan và niềm tin vào ngày mai. Là trái tim của tình đồng đội gắn kết và sẻ chia. Là trái tim của ý chí, quyết tâm phi thường.

Những câu thơ đậm chất hiện thực, vạch rõ tội ác của kẻ thù và giàu sắc thái trữ tình đã tạo nên nét đặc sắc, nổi bật, giọng điệu thơ tinh nghịch, trẻ trung như một bài ca thúc giục, động viên, ca ngợi những người lính trẻ Trường Sơn. Qua đó, em thêm biết ơn và tự hào về những người chiến sĩ đã ngã xuống vì lòng yêu Tổ quốc. Học được bài học về tinh thần lạc quan trước những khó khăn của cuộc sống, giữ vững niềm tin và hy vọng tương lai, thêm yêu quê hương, đất nước.

Bài văn mẫu 8: Sưu tầm một bài thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó

Bài làm

Thủ vĩ ngâm

Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.

Bài thơ này có thể là làm trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hay là trong lúc ông bị Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan, nhưng không được làm việc gì. Chúng tôi (nhóm Đào Duy Anh) đoán là làm trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên 30 tuổi còn đầy tráng khí (lúc bị giam lỏng ở Đông Quan) mới gặp khó khăn nhất thời. Vả chăng nếu là bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net