Văn mẫu 10 KNTT bài 4: Trình bàu báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề.

Đề bài: Trình bàu báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà em cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích Héc - to từ biệt Ăng - đrô - Mác.

Bài làm

 Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

Bài văn mẫu 2: Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I - li- át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Bài làm

Em không đồng tình với quan điểm trên tuy hai tác phẩm sử thi này đã ra đời trước chúng ta hàng ngàn năm nhưng nội dung sử thi ấy vẫn còn giá trị trong đời sống hiện nay. Hai tập sử thi này đã dạy cho chúng ta về lòng dũng cảm, dám đấu tranh cho lợi ích của cá nhân, dân tộc mình; đồng thời con người sống còn phải có lý tưởng, khát khao và lòng tự tôn. Những người anh hùng trong các tác phẩm này đều có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc và sẵn sàng đứng ra bảo vệ nó khi bị xâm phạm. Những người anh hùng trong các tác phẩm sử thi trên chính là những tấm gương về lối sống đẹp, có lý tưởng trong xã hội mà bất kì cá nhân nào cũng nên học tập.

Bài văn mẫu 3: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau :

  • Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân văn và luận đề chính nghĩa thể hiện ở đoạn 1 của văn bản

  •        Tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Bài làm

Trong đoạn đầu tác phẩm, ta có thể thấy ở đó là những luận đề chính nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ra bao gồm : tư tưởng nhân nghĩa, chân lý về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt ta cũng như kết cục thất bại của kẻ thù xâm lược Đại Việt. “Nhân nghĩa” được hiểu là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người được tạo lập trên cơ sở đạo lí và tình yêu thương. Đây là một tư tưởng truyền thống của Nho giáo và được thánh hiền dạy bảo từ xa xưa: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Nguyễn Trãi đã vận dụng lời lẽ của thánh hiền để làm chỗ dựa cho tư tưởng của mình. Tư tưởng nhân nghĩa này của ông đã đi theo ông, trở thành mục tiêu suốt đời của Nguyễn Trãi. Nếu như trước kia, Lý Thường Kiệt cũng đã khẳng định chân lí độc lập của dân tộc bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” thì nay, Nguyễn Trãi lại một lần nữa khẳng định chân lí độc lập muôn đời của đất nước ta. Ông đã nêu ra các phương diện khẳng định chủ quyền của một quốc gia như: nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, nhà nước, nhân tài,... Và tất cả các phương diện đó đều đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc Đại Việt, thấm đẫm văn hoá cũng như những dấu ấn riêng của đất nước ta. Không chỉ là “bờ cõi” đã được chia sẵn, rõ ràng mà còn là những khác biệt về “phong tục”, “văn hiến” cũng không thể hoà lẫn. Nguyễn Trãi đã liệt kê một loạt các triều đại của nước ta song song với các triều đại của Trung Quốc để nhấn mạnh vị thế của Đại Việt cũng không hề yếu hơn so với đất nước phương bắc rộng lớn. Đất nước ta ngay từ khi khai quốc đã tự trị, có nền độc lập chủ quyền không thể chối bỏ. Mỗi nước đều có “đế” - hoàng đế của riêng mình chứ Đại Việt không phải “vương”, không phải là chư hầu của “thiên triều” phương Bắc. Hơn thế, nhân tài “hào kiệt” - anh hùng của đất nước ta cũng không hề thiếu - “đời nào cũng có”. Bởi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, có nhân tài thì ắt hẳn quốc gia ấy sẽ vững mạnh, lâu bền! Đó cũng là lời răn đe cho bất cứkẻ nào có tham vọng xâm chiếm Đại Việt. Trong lời khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập của Đại Việt, để tăng tính thuyết phục, ông cũng luôn sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên như “từ trước”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng có”, “bao đời”,... xuyên suốt cả đoạn thơ dài. Đoạn đầu của “Đại cáo Bình Ngô” không chỉ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn Trãi, nêu lên chân lí của sự tồn tại độc lập của đất nước Đại Việt mà còn là kết cục thảm bại của kẻ thù xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta. Cả tác phẩm là lời tố cáo đanh thép tội ác của quân xâm lăng cũng như ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi đã kết hợp cả yếu tố chính luận cũng như cảm hứng trữ tình sâu sắc. Những luận cứ được đưa ra chắc chắn, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn đã góp phần thể hiện rõ luận đề chính nghĩa. Đoạn đầu của ”Bình Ngô đại cáo” đã cho chúng ta thấy được luận đề nhân nghĩa - tư tưởng mà Nguyễn Trãi theo đuổi cả đời. Nó cũng chứng minh được tài năng thơ ca chính luận của ông - một danh nhân văn hoá thế giới. Đoạn thơ cũng mang lại nguồn cảm hứng bất tận về độc lập, chủ quyền dân tộc tới các thế hệ sau.

Bài văn mẫu 4: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “ phá cách” trong Bảo kính cảnh giới, bài 43.

Bài làm

Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: luôn muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ khép lại bài thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy tư, sâu lắng; lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những câu thơ bảy chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm Việt dấu ấn sáng tạo của văn học Việt Nam.

Bài văn mẫu 5: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn

Bài làm

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.

Bài văn mẫu 6: Các văn bản đã học ( Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới – bài 43, Dục Thúy Sơn) đã giúp bạn có thêm hiểu biết gì về sự đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học, văn hóa dân tộc.

Bài làm

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam thời bấy giờ, nhưng nổi bật hơn cả là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân. Trong lĩnh vực Thơ - Văn, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú về thể loại, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đa phần đã bị thất lạc trong vụ án Lệ Chi Viên, những tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tầm và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn.

Bài văn mẫu 7: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Hãy viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.

Bài làm

Đại văn hào người Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá nhất của con người. Chính tình thương đã bù đặp cho những tổn thương, thiếu vắng của những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Cũng chính tình thương đã làm cho con người ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên rằng, một bộ phận con người trong xã hội hiện nay đang ngày dần mất đi tình thương ấy để sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh và ích kỷ cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống vô cảm cần loại trừ và tiêu diệt.

Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề hay nói cách khác, đó chính là một tệ nạn xã hội cần mọi người lưu tâm, và suy nghĩ nhiều hơn. Đó chính là căn bệnh tâm hồn của những người có một trái tim vô cùng giá lạnh, không xúc động hay sống ích kỷ và lạnh lùng. Họ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay họ thờ ơ với những điều xấu, điều không phải, cũng có thể, họ không quan tâm luôn đến những nỗi bất hạnh, không my của tất cả mọi người.

Hiện nay, chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu trong xã hội. Việc đó có thể là sự thờ ơ với sự vui buồn, hay sướng khổ với những số phận của những con người xung quanh chúng ta. Nếu đi đường gặp những người bị tai nạn, có thể gãy tay, gãy chân, nặng hơn là nằm bất tỉnh hoặc tử vong, nhưng những kẻ vô cảm đó vẫn chỉ mảy may, không có phản ứng nào mà chỉ biết đứng nhìn trong sự hờ hững, thiếu trách nhiện.

Bệnh vô cảm có thể được thể hiện bởi thái độ của con người trước những vấn đề lớn, nhỏ của xã hội. Ví dụ như việc hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà hầu hết tất cả tham gia tích cực và hào hứng, thì bên cạnh đó lại có mọt số người vẫn thản nhiên bật nhạc, bật tivi. Đây rõ ràng là một hành vi thể hiện sự vô cảm đối với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những điều nhỏ nhặt nhất nhưng có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Hay việc có những người thờ ơ với các phong trào ủng hộ lũ lụt, tình nguyện, hiến máu, …

Bệnh vô cảm còn được thể hiện với việc họ thờ ơ với những cái xấu hay điều ác trong xã hội. Lên xe, thấy kẻ gian móc túi, những họ vẫn làm ngơ không thèm quan tâm. Trong trường học, nhận thấy hành vi quay cóp, đánh bạn hay hối lộ nhưng họ vẫn may may không mở lời vì họ cho rằng đó không phải là việc của họ, và không ảnh hưởng tới họ.

Trên tất cả, họ có thể thờ ơ với chính cuộc sống và tương lai của mình, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với tư tưởng “nước chảy bèo trôi”.

Sự vô cảm đang dần lan nhanh trong xã hội, đòi hỏi người dân cần có sự nhìn nhận lại và khắc phục. Để làm được điều đó, cần phải truy lại nguyên nhân của sự biến chuyển này.

Có thể thấy, bệnh vô cảm có rất nhiều nguyên nhân, và hơn hết, tùy vào một hoàn cảnh lại có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi có thể khái quát chung thông qua các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do cách sống vị kỷ của mỗi người và sự thơ ơ đối với tất cả mọi thức xung quanh họ.

Hai là, do nhịp sống và sự phát triển quá nhanh của xã hội. Con người bị quay cuồng trong vòng quay của thời gian, họ tất bật với công việc, và học tập, phấn đấu, họ mãi chỉ nghĩa cho bản thân mà quên mất nhiều điều tốt đẹp xung quanh họ. Họ quên mất rằng bên cạnh họ cũng có nhiều số phận bất hạnh, kém may mắn cần họ động viên, khích lệ và phát triển.

Ba là, hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang được gia đình và bố mẹ chiều chuộng. Họ được bố mẹ định sẵn, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời và tương lai của họ. Cho nên, họ quên mất rằng họ cũng cần phải có sự phấn đấu, nỗ lực, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Vì thế, chính họ cũng đang tự thờ ơ đối với tương lai của mình.

Chính vì lẽ đó, bệnh vô cảm đã làm con người trở nên thờ ơ, lạnh lùng, đánh mất đi chính lương tâm, và phẩm chất đạo đức của mình. Chính vì vô cảm, các quan chức nhà nức sẵn sàng giẫm đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng tham về tiền bạc, công danh và sự nghiệp, chẳng còn mấy ai quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Cũng chính vì vô cảm, các thầy cô – những người lái đò có thể đào tạo ra nhiều học sinh – mầm non tương lai của đất nước có những căn bệnh, hành vi vô cảm giống như họ. Rồi những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước, đang học tập trên ghế nhà trường, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá về bệnh vô cảm ngày nay. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương và sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh sẽ làm cho chúng ta có sự thân thiện và đùm bọc với nhau nhiều hơn. Tham gia các hoạt động và phong trào xã hội thật nhiều để đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống và ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Xã hội ngày nay, cần lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực của bệnh vô cảm, để cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn.

Bài văn mẫu 8: Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày ý kiến của em về vấn đề này.

Bài làm

Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời  họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm cúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lỹ, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com