Văn mẫu 7 chân trời bài 4: Viết văn biểu cảm về con người , sự việc

Đề bài: Viết văn biểu cảm về con người , sự việc. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”, em cảm nhận được điểu gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Bài làm

Tác giả Y Phương tên thật Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, dân tộc Tày ở Cao Bằng. Ông tốt nghiệp trường Điện ảnh Việt Nam và Viết văn Nguyễn Du. Ông từng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin Cao Bằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ nỗ lực giữ gìn và quảng bá văn hóa dân tộc Tày trong các tác phẩm thơ, tản văn. Trong đó bài “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đã thể hiện được niềm vui sướng, tự hào khi nói về thứ hạt dẻ ở Trùng khánh nới quê hương tác giả.

Tác giả tự hào khi nói rằng nhiều người nói với ông đã đi khắp trên đất nước mà “ Không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng khánh”, rồi tác giả nhận định giống hạt dẻ Trùng Khánh là “số một La Mã chứ không chịu nhì”. Đó là sự tự hào, niềm kiêu hãnh của tác giả khi nhắc đến thức hạt dẻ mà chỉ ở quên hương mình mới có, không đâu có thể trồng được hương vị như vậy.

Hạt dẻ Trùng khánh là thức quà mệnh danh là đặc sản có một không hai chỉ thấy bày bán ở huyện Co Xàu, thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh có tiếng khắp cả nước, thậm chí sang cả Quảng Đông, Quảng Tây  Trung Quốc. Tác giả tự tin mà vạch rõ giữa hàng giả và hàng thật. Hạt dẻ Trùng Khánh nhái có bán quanh năm, mùa nào cũng có, có mang đi bao xa, bao lâu cũng không sợ thâm thối. Còn hạt dẻ Trùng Khánh thật chỉ xuất hiện vào mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm. 

Hạt dẻ Trùng khánh có mùi thơm tự nhiên, khi lượm về phải chế biên ngay nếu để lâu hạt dẻ sẽ nhanh bị thâm thối và bốc mùi mà người ở gần không thể ngửi được. Một thức quà đặc sản vùng cao chỉ xuất hiện vào mùa lãng mạn nhất trong năm là mùa thu khi có sự kết hợp giữa hạt dẻ Trùng Khánh ấy với Cốm, món ăn ấy đã trở thành món đặc sản trang trọng. 

Tác giả hân hoan khi mời khách đến với Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao, khi khói đốt đồng dâm thẳng lên trời như cây sào, mỗi thực khách sẽ được lắng nghe tiếng hạt dẻ hát. Đối với Y Phương khi đến mua hạt dẻ tại Trùng Khánh thì đó như là bản nhạc mùa thu tại quê nhà không thể nào quên được. Trong lòng người con yêu quê như Y Phương thì vùng rừng dẻ Trùng Khánh đối với ông như một địa điểm tham quam đầy thú vị. 

Đọc văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát”, em cảm nhận được cái tôi của tác giả Y Phương tràn đầy niềm vui sướng, tự hào và lạc quan. Tác giả nhận thức rõ những điểm khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh với các loại khác. Qua đó giúp người đọc cảm nhận được một cái tôi tinh tế, độc đáo nhưng không kém phần lãng mạn, rung động.

Bài văn mẫu 2: Cảm nhận của em về văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Bài làm

Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ có bản sắc, một giọng điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng, thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, phong cách mới. Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày. Đặc biệt qua tác phẩm “ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” ta càng thấy rõ niềm tự hào, tình yêu quê hương mãnh liệt của Y Phương.

Đối với Y Phương thì hạt dẻ Trùng Khánh, thứ hạt dẻ quê nhà là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh có một không hai, không nơi đâu có thể so bì với hạt dẻ Trùng Khánh và không nơi đâu có thể trồng ra thứ hạt có hương vị như vậy. Hạt dẻ Trùng Khánh thật chỉ thấy bày bán ở huyện Co Xàu. Thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh có tiếng khắp cả nước, thậm chí sang cả Quảng Đông, Quảng Tây  Trung Quốc. 

Cũng bời vì hạt dẻ Trùng Khánh là thứ đặc sản thơm ngon, quý giá mà ngày nay đã có rất nhiều hạt dẻ Trùng Khánh nhái xuất hiện, điều này làm cho tác giả phải lên tiếng để chỉ ra sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh thật và hạt dẻ Trùng Khánh giả. Hạt dẻ Trùng Khánh nhái là thứ quà có thể mạng đi quanh năm, chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không sợ hỏng còn hạt dẻ Trùng Khánh thật là thức quà của thiên nhiên ban tặng chỉ có ào duy nhất mùa thu trong năm, hạt dẻ Trùng Khánh khi lấy về phải chế biến ngay nếu không để thì hạt sẽ hỏng ngay.

Cốm trộn hạt dẻ cũng là một thức quà đặc sản sang trọng. Hạt dẻ luộc chín mang vào cối giã mịn trộn với cốm vừa làm xong còn ốm nóng, mang hai thứ ấy trộn lại để cốm ngấm vị hạt dẻ ta sẽ thu được một thứ ánh dẻo mềm như kẹo gôm, ăn đến no mà không sợ bị đầy bụng. 

Hạt dẻ Trùng Khánh là một đặc sản mà chỉ mùa thu tại Trùng Khánh mới có thì rừng dẻ còn là một bức tranh vô cùng đẹp, ngoài cho hạt dẻ ra nơi đây còn là một điểm tham quan du lịch vô cùng tuyệt vời. Đến mùa thu hạt dẻ rơi như mưa màu nâu, đó là bản nhạc mùa thu tại quê hương tác giả báo hiệu mùa dẻ đã tới. Hạt dẻ vào mùa không chỉ là thức đặc sản với con người mà đối với cả các loại động vật như gà rừng, chồn hương,.. cũng không thể bỏ qua hương vị ngọt bùi của nó. Rừng dẻ còn như một điểm tham quan thú vị khi vào mùa thu. Thật tuyệt vời khi trong khung cảnh rừng dẻ thật lãng mạn mọi người đi với nhau dưới bầu trời xanh. 

Với Y Phương nói riêng hay là đối với tất cả con người vùng cao nói chung đều có một sự giao hảo với thiên nhiên. Nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ mà người tại Trùng Khánh thường sống lâu. Tại nơi vùng núi cao, không khí trong lành sống một đời người hồn nhiên như cây cảnh.

Tác phẩm “Mùa thu Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” là tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên không chỉ của tác giả mà còn của cả tất cả những con người vùng cao nói chung.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com