toc:ul]
Bài làm
Tôi là một người rất yêu cái đẹp và đặc biệt là các loài hoa, chính vì vậy tôi đã không thể bỏ qua thủy tiên cho dịp Tết sắp đến. Như mọi người chơi thủy tiên tôi đã bắt đầu gọt thủy tiên từ tháng Chạp. Từ khâu chọn thủy tiên, chọn dụng cụ tỉa và cả gọt thủy tiên hay chăm sóc thay thủy nhưỡng cho củ đều yêu cầu vô cùng tỉ mỉ và nghiêm khắc. Để đổi lại thành quả bây giờ là một bát thủy tiên vô cùng đẹp mắt tôi rất hạnh phúc. Ngắm thành quả của mình, tôi mới thấy được những người nghệ nhân đã thực sự kì công, tỉ mỉ đến mức nào. Thật là một thú vui tao nhã dành cho những người thưởng hoa, được ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết.
Bài làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc không học giờ thể dục tập bơi)
Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.
Em là Nguyễn Hoài An, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:
Vừa qua, ngày thứ hai (14/11/2021) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 13/11/2021, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.
Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin thầy thông cảm xóa đánh giá giờ yếu ở trong “Số đầu bài” của lớp.
Người làm tường trình
(Kí tên)
Nguyễn Hoài An
Bài làm
Trời sắp sáng Ích-chi-an mang theo một con dao găm, một chiếc kính và bốn chiếc chân nhái nhảy xuống hồ nước. Xuống hồ nước anh biến thành cá, thông qua đường hầm dưới đáy hồ, Ích-chi-an nằm ngửa ra thuận theo dòng chảy để ra biển. Một lúc sau khi anh mở mắt ra chung quanh anh toàn là biển, trời, gió, mây, mưa và sóng. Cảnh tượng đó khiến cho ai thấy cũng thật hoảng sợ nhưng Ích-chi-an lại vô cùng thích thú. Khi mưa đã tạnh và chuyển về phía đông theo cơn bão, gió đổi chiều Ích-chi-an khi thì hít không khí trong lành của biển vào phổi, khi thì thở bằng mang. Sau giông bão tất cả các loài thủy hải sản đều bơi ra, cách Ích-chi-an không xa đàn cá heo – bạn thân của anh đang đùa giãn, anh cười đùa và đuổi theo chúng. Khi trời sắp tối Ích-chi-an không muốn về nhà sớm, anh nhỏm dậy đi về phía bờ xa và cứu những con cá nhỏ đang bị chết. Nếu là dưới biển anh sẽ ăn chúng nhưng đó là việc ác bất đắc dĩ mới phải làm còn trên bờ biển này Ích-chi-an là người che chở cho những loài vật này. Đã quá muộn, khi trời gần sáng Ích-chi-an quay về đường hầm và theo lệnh cha đi ngủ.
Bài làm
Truyện Thánh Gióng là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước và chống xâm lược. Trước hết thì ở Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm giản dị mà phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng cứu nước. Đó là chi tiết về sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng. Ở Gióng có cả sức mạnh thể lực, tinh thần và ý chí phi thường. Tuy Thánh Gióng có nguồn gốc thần thánh nhưng vẫn có những những cái bình thường của người trần thế như: Gióng là một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu, Gióng cũng nằm trong bụng mẹ, cũng ăn cơm, cũng mặc quần áo của dân làng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.
Bài làm
Bài thơ đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là nỗi nhứ mong của em bé dành cho mình, là tình yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con. Qua đó em lại thấy được rằng tình cảm gia đình là một thứ tình cảm vô cùng quan trọng và ấm áp. Trước hết, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Bài làm
Người mà em yêu quý nhất trong gia đình chính là ông nội. Ông là tấm gương sáng ngời để em học tập.
Ông nội em năm nay đã gần tám mươi tuổi. Tuy thế, ông vẫn thật khỏe mạnh. Ông có dáng người đậm và chắc, bước đi điềm tĩnh, khoan thai. Râu tóc của ông đã bạc trắng nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đôi mắt của ông không còn màu đen trong tinh anh mà đã thoáng màu mờ đục, khi đọc sách, ông thường phải dùng đến cặp kính lão cất cẩn thận trong hộp. Râu ông mọc dài đến ngang ngực.
Đôi lúc, hình ảnh của ông khiến em nghĩ đến một ông tiên, ông Bụt nào đó trong cổ tích. Đặc biệt, hai cánh tay của ông còn khá săn chắc, thỉnh thoảng, ông vẫn xách những xô nước mà em phải ì ạch mãi không di chuyển được. Nhìn ông đánh đàn trâu ra bờ mương chăn không ai tin được tuổi ông đã đến vậy. Ông cũng rất ít ốm đau, các cô bác hàng xóm thường khen: “Ông thật có phúc!”. Riêng em, em hiểu rõ tại sao sức khỏe của ông lại tốt như thế. Ấy là vì ông rất chăm tập thể dục. Sáng sáng, ông dậy sớm làm vệ sinh cá nhân rồi lên tầng thượng tập tạ. Buổi chiều, ông lại gọi em, hai ông cháu chạy bộ trong sân trường tiểu học. Thêm nữa còn là chế độ ăn uống của ông. Mồi bữa ông ăn nhất định một số lượng cơm, ăn nhiều rau và mỗi ngày uống một chén rượu nhỏ. Điều em khâm phục nhất là ông giữ chế độ tập luyện và ăn uống rất điều độ. Em học được ở ông tính tự giác và kỉ luật cao: theo tấm gương ấy của ông, em học bài và làm bài đều đặn, cố gắng không để những việc riêng làm ảnh hưởng đến chuyện học tập.
Không chỉ vậy, ông còn là một tấm gương mẫu mực về lối sống trong gia đình khiến mọi người yêu quý, kính trọng. Ông sống tiết kiệm, ngăn nắp và điềm tĩnh. Phòng riêng của ông lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Ông thường tự quét dọn, sắp xếp lấy phòng mình ít khi phiền đến con cháu. Mỗi dịp lễ Tết, bố mẹ em lại muốn mua biếu ông quần áo hoặc bộ cần câu mới nhưng ông đều từ chối nói rằng để cho cu Tít (là em) ăn học. Đôi khi, bố mẹ em có điều gì to tiếng với nhau, ông lại nhẹ nhàng hòa giải, nhắc nhở rằng phải biết lấy hòa thuận trong gia đình làm trọng, tránh cãi vã lẫn nhau ảnh hưởng không tốt đến con cái.
Riêng em, từ nhỏ đến lớn, em giống như cái bóng nhỏ loắt choắt theo chân ông. Với em, ông vừa cưng chiều vừa nghiêm khắc dạy dỗ. Được ai biếu tặng tiền, ông đều gọi bố mẹ em đến nói rằng ông cho thăng Tít, dặn bố mẹ em phải biết cách tiêu cho con. Lương hưu hàng tháng, ông cũng trích ra để khi thì mua cho em sách vở, lúc lại mua quà hay mua quần áo mới cho em. Những lúc rảnh rỗi, ông còn dạy em làm điều, làm đèn Trung thu, câu cá… Thậm chí, ông còn làm “quân sư” cho em khi em gặp những chuyện không hay, khó xử nữa. Bởi thế, với em, nhắc đến ông là nhắc đến bao niềm yêu thương đầy thiêng liêng, xúc động.
Ông nội thật là một cây cao bóng cả tỏa mát trên mái nhà của gia đình em. Yêu quý ông, em ước ông sống thật lâu để em được học từ ông những điều hay điều đẹp. Em cũng tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để làm ông vui lòng!
Bài làm
Trong cuộc sống, tình bạn có một vai trò không kém phần quan trọng. Bạn bè là những người có ảnh hưởng đến chúng ta. Bởi vậy mà có người đã từng khẳng định rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn”.
Có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau về tình bạn. Nhưng hiểu đơn giản nhất thì bạn bè là những người có cùng chung sở thích, lý tưởng, mục tiêu… Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong cuộc đời mỗi người đều sẽ có rất nhiều những người bạn. Nhưng lại chỉ có một hoặc một vài người bạn là vô cùng thân thiết, gắn bó.
Chẳng ai có thể sống trong sự cô đơn. Mỗi người đều cần có ít nhất một người bạn. Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa, một động lực tinh thần cho con người. Tình bạn chân chính sẽ đem đến một tri kỷ cho cuộc đời mỗi người.
Chúng ta có thể có rất nhiều bạn bè. ưng không phải tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người bạn thật sự mới có thể cảm thông, thấu hiểu và không từ bỏ nhau. Một tình bạn đẹp thật đáng trân trọng biết bao.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện cảm động về tình bạn. Tình bạn giữa Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Hay tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ. Tất cả đều là những câu chuyện cảm động về tình bạn.
Với riêng em, tình bạn cũng có một vai trò quan trọng. Những người bạn thân thiết đã có những ảnh hưởng tích cực đến em. Họ luôn ở bên động viên, chia sẻ và giúp đỡ em những lúc gặp khó khăn. Điều đó thật đáng trân quý biết bao.
Thế mới thấy được tình bạn có ảnh hưởng đến con người như thế nào. Nhưng chúng ta vẫn cần biết cách lựa chọn bạn bè. Đặc biệt cần tránh xa những người bạn xấu.
Mỗi người hãy biết trân trọng những người bạn. Đồng thời, chúng ta cần phải nuôi dưỡng tình bạn. Bởi đó là một trong những tình cảm không thể thiếu của con người.
Bài làm
Chắc hẳn mỗi chúng ta khi còn nhỏ đều tò mò không biết sô-cô-la được sản xuất ra sao và có cho mình ước mơ được một lần đi thăm quan về một nhà máy sản xuất sô-cô-la. Ước mơ này đã được Rô-a-đan hiện thực bằng lời văn và con chữ qua tác phẩm “Xưởng sô-cô-la”.
Sác-li là một cậu bé nghèo sống cùng bố mẹ và ông bà nội, ngoại. Cậu là người đã tìm thấy tấm vé vàng thứ năm và được đi thăm quan nhà máy của ông Quơn-cơ. Ông Quơn-cơ lấy chùm chìa khóa ra và giới thiệu với mọi người đây là trung tâm thần kinh của nhà máy, là trái tim của toàn bộ công việc, là nơi xuẩn xuất sô-cô-la.
Năm đứa trẻ và chín người lớn không khỏi ngạc nhiên khi trước mắt họ là một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên và ở đáy thung lũng có một dòng sông nâu. Giữa lưng chừng con sông nâu tạo thành một con thác và có một mớ đường ống thủy tinh vục vào lòng sông. Ở hai bên dòng sông cây cối mọc vô cùng đẹp mắt. Quơn-cơ đã giải thích cho lũ trẻ rằng dòng sông nâu đó chính là sô-cô-la mà cả tung lũng xinh đẹp này đều được ông tạo lên từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng tất cả chúng đều có thể ăn được. Không chỉ vậy xưởng sô-cô-la của ông Quơn-cơ còn có cả những người tí hon, họ là người Um pơ – Lum pơ.
Xưởng sô-cô-la của ông Quơn-cơ như một thế giới cổ tích mà em thường mơ tới. Tất cả thật tuyệt vời khi ở trong đó bất cứ thứ gì cũng có thể ăn được. Ước gì em có thể là một trong năm bạn nhỏ may mắn thăm quan xưởng sản xuất sô-cô-la của Quơn-cơ.
Bài làm
Bác Hồ là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bác hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Câu chuyện kể về Bác với anh cán bộ làm em nhớ mãi.
Chuyện kể rằng, có khoảng thời gian Bác phải ở nhờ nhà một người cán bộ. Mỗi sáng Bác đều dậy rất sớm tập thể dục rồi dọn dẹp nhà cửa. Ngôi nhà chật chội, lụp xụp của anh qua bàn tay Bác đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Trong nhà có tất cả năm người bao gồm vợ chồng anh cán bộ, đứa con trai tên Hải, anh Kiên và Bác. Ban ngày anh bận cắt tóc, Bác vẫn thường chẻ củi, nấu cơm hộ. Vợ anh buôn gạo nên kì nào có gạo về, Bác cũng ra vác giúp.
Có lần gạo về đúng lúc anh đang bận học, chẳng có ai khiêng đỡ, vợ anh bực tức gắt gỏng vì không có người. Thấy vậy, anh giận vợ, đi từ trên gác rút guốc đánh mấy cái. Vợ anh chưa kịp làm to chuyện thì Bác xuất hiện. Hành động chẳng mấy hay ho của anh đã bị Bác nhìn thấy. Bác phê bình anh: "Sao anh lại làm như thế?". Rồi Bác rủ anh Kiên bê gạo vào nhà. Đến tối, Bác lại phê bình anh chuyện lúc sáng. Bác ôn tồn giải thích lý do tại sao một người đàn bà nghèo khổ phải trở nên gắt gỏng rồi truy đến nỗi khổ của những người bị bóc lột. Bác hỏi anh rằng: "Tại sao một người Đảng viên như anh mà lại hành động như thế?". Bác nói: "Về việc đoàn thể thì rất có thể chỉ vì hành động sai lầm cỏn con như thế mà lộ bí mật." Những lời nói đầy thấm thía của Bác khiến anh phải nể phục mà tiếp thu.
Nhớ lại những ngày đầu gặp gỡ, Bác luôn giúp đỡ gia đình anh, quan tâm đến mọi người cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất nên tạo được nếp sống khác hẳn. Nhất là đối với thằng con trai anh - cháu Hải, Bác luôn chăm sóc cho nó thật chu đáo. Nó ngủ ngoẹo đầu thì Bác sắp gối, chỉnh cho nó nằm thẳng lại. Bác dậy mấy lần ban đêm chỉ để đắp chăn cho nó. Để phòng nó ốm đau vặt vãnh, Bác đều lo cho nó mặc thật ấm. Thấy nó ăn no, Bác nới rộng giải rút cho thằng bé. Tuy chỉ là khách trong nhà, nhưng Bác giống như thành viên trong gia đình từ lâu.
Qua câu chuyện ngắn kể về Bác, em càng hiểu thêm về những đức tính cao đẹp của một con người, một nhân cách lớn lao. Câu chuyện kể về Bác đã cho em thấy được nếp sống kỉ luật, gọn gàng, khoa học và sự tận tình, chu đáo của Bác đối với mọi người xung quanh. Hình ảnh giản dị của Bác đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm, là tấm gương sáng để các thế hệ học tập và noi theo.
Bài làm
Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.