Văn mẫu 7 chân trời bài 4: Viết văn biểu cảm về con người , sự việc

Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Phân tích hình ảnh Cốm trong cảm nhận của Thạch Lam qua đoạn trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”

Bài làm

Bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam – được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và. phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày bình dị nhưng lại đậm đà hương vị, thể hiện bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kỳ. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị và đặc sắc: Cốm.

Nhắc đến mùa thu Hà Nội là người ta nhớ ngay đến những cơn gió heo may se sắt đến nao lòng, đến những chùm hoa sấu li ti rụng kín bên đường và đến một thứ quà kì diệu của lúa non – Cốm. Chính vì vậy. mà thật tự nhiên, Thạch Lam đã đã gửi gió thu mang hương vị của Cốm đến với người đọc, đó là cái mùi thơm mát của bông lúa non quyện trong hương lá sen thanh khiết. Cả đoạn văn mở đầu như những câu thơ phảng phất hương thơm và hài hoà màu sắc. Tác giả đã dành cho Cốm một loạt những tính từ rất đẹp: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm…Nét bút của Thạch Lam đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cánh đồng xanh ngát đến tận một hạt lúa non: Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dán dân đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Và hạt lúa non ấy đã lột xác trở thành hình hài của hạt cốm nhờ bàn tay khéo léo của người làm Cốm. Quá trình làm nên hạt Cốm dẻo thơm không được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như Nguyễn Tuân hay Băng Sơn trong những bài viết khác về cốn. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vô cùng tinh tế, người đọc có thể hình dung ra một quá trình làm nên thứ quà đặc biệt ấy: từ khi còn là một giọt sữa trắng thơm trong cái vỏ xanh của bông lúa non đến lúc vừa độ nhất để người gặt mang về, rồi trải qua một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn để có được thứ cốm dẻo thơm. Cốm gắn liền với cái tên làng Vòng bởi không đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội xưa (nay thuộc quận Cầu Giấy) ấy.

Nếu ai đã từng một lần đi qua làng Vòng vào lúc trời thu, nghe tiếng chày thậm thịch giã cốm đêm ngày, nhìn những bàn tay thoăn thoắt giần, sàng, mới thấy hết được cái thú của nghề làm cốm. Vẻ đẹp của Cốm còn được tôn lên nhờ vẻ đẹp của những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn gẽ, với dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Trong cái bảng lảng của sương thu buổi sớm, mỗi người dân Hà Nội xưa lại ngóng trông những bà, những cô hàng cốm xuống tàu, theo lối quen, toả hương thu vào mọi nẻo (Băng Sơn). Sở dĩ chiếc đòn gánh của người bán cốm có hình thù đặc biệt hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng là bởi đó là cả gốc tre già được đánh lên, chẻ đôi, dùng từ đời này qua đời khác. Cái dáng cong cong mềm mại của đòn gánh ấy được Băng Sơn từng ví như cái câu liêm, câu bầu trời xuống ủ cho mềm cốm.

Giá trị của Cốm có lẽ không phải ở phương diện vật chất mà ở giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của nó. Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Cốm dùng để làm quà biếu Tết. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp của con người: màu xanh tươi của Cốm như màu ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu… Thạch Lam tiếc nuối cho những tục lệ đẹp ấy mất dần, tiếc nuối cho những con người không đủ tinh tế để thưởng thức cái vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của Cốm. Nhưng may thay, mùa thu vẫn xanh cùng đất nước, cốm lại được sinh thành, hồi xuân, lại tái hồi cho lòng người nguôi ngoai thương nhớ (Băng Sơn).

Cốm sang trọng là thế, tao nhã là thế. Làm ra cốm là một nghệ thuật, nhưng thưởng thức cốm cũng cần có nghệ thuật. Ăn cốm cũng không thể ăn nhiều, cô hàng cốm cũng không gánh lặc lè như cô hàng gạo, hàng rau và cốm cũng không thể sản xuất nhiều như những sản phẩm khác làm từ gạo nếp. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ… bởi trong cảm nhận của người nghệ sĩ, ăn cốm là ăn hương, ăn hoa, ăn để mình cùng biến hình vào trời thu, hồn mình lãng du cùng non nước, ăn cốm là ăn mùa thu vào lòng, vào tâm khảm.

Là người sành Cốm, Thạch Lam đã thưởng thức Cốm bằng ấn tượng của nhiều giác quan (bằng khứu giác: mùi thơm phức của lúa non, bằng thị giác: màu xanh của Cốm, bằng xúc giác: tươi mát của lá non, bằng vị giác: chất ngọt của Cốm và cả bằng sự suy tưởng đến cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc…). Nếu Thạch Lam dành trọn tâm hồn để thưởng Cốm thì Băng Sơn, trong khi say Cốm lại mơ về người làm cốm: Dúm một dúm, đặt vào lòng bàn tay, ngửa cổ thả nó vào đầu lưỡi, nó sẽ tan, sẽ ngấm, sẽ thì thầm thứ vị ngọt của đất trời non nước, cả đầm sen ngan ngát, cả sóng lúa rì rào, cả màu mây lãng đãng…và mơ màng nhớ đến một suối tóc dài thơm hương bồ kết của ai đó ngồi giã cốm trong đêm trăng.

Mảnh mai, dịu dàng là thế nên Cốm không thể chấp nhận bất cứ một cử chỉ sỗ sàng, thô bạo nào của người thưởng thức. Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Thạch Lam đã dành cho Cốm một sự nâng niu, trân trọng, ưu ái đặc biệt bởi với ông, Cốm không còn là một thức quà bình thường của cuộc sống mà Cốm đã kết tinh những tinh tú của thần, của đất, của trời và của những bàn tay khéo léo. Ông khuyên các bà mua hàng đừng bất công với tạo. hoá dù vô tình hay cố ý mà thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve, phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.

Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam tựa như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi, giàu hình ảnh, màu sắc và cảm xúc. Trong đó, tác giả đã khắc họa một cách toàn diện vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn).

Bài văn mẫu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh chú lính chì trong Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm của Li-xơ-bớt Đao-mon-tơ (Lysbeth Daumont).

Bài làm

Nhân vật chú lính chì trong truyện cổ tích của An-đéc-xen là chú lính chì dũng cảm, dù chỉ có một chân vì hết vật liệu nhưng chú vẫn không hề lùi bước trước mọi hiểm nguy. Thay vì chỉ viết ngồi than vãn với nỗi bất hạnh của mình, chú đã dũng cảm đối mặt một cách hiên ngang với lí tưởng và tình yêu cao đẹp. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy trong chiếc hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy ở thế giới bên ngoài như lênh đênh trên con thuyền giấy trong lòng cống để rồi nằm gọn trong bụng một con cá. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chú vẫn vững lí tưởng quân đội, đứng nghiêm bồng súng không nản lòng. Số phận đã đưa chú về chính căn phòng của cậu chủ, chú đã được gặp lại anh em, bạn bè, đặc biệt là cô vũ nữ ba lê trên tòa lâu đài tráng lệ - tình yêu của đời chú. Bất ngờ, chú bị ném vào lò sưởi, ngọn lửa đã thiêu trụi tất cả, cả chú và cô vũ nữ ba lê, chỉ còn sót lại trong đống tro tàn một trái tim nhỏ xinh xắn từ những mảnh vụn. Nhân vật chú lính chì đã để lại cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về lí tưởng vĩ đại, về tình yêu cao cả. Tuy kết thúc không có hậu nhưng chú lính chì đã dũng cảm đối mặt với mọi thứ hiểm nguy để vượt lên nó.

Bài văn mẫu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh chú lính chì trong Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm của Li-xơ-bớt Đao-mon-tơ (Lysbeth Daumont).

Bài làm

Nhà văn Andersen được mệnh danh là "Ông vua truyện cổ tích" với hàng loạt tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi đến hiện nay được cả thế giới tiếp nhận như: “ Nàng tiên cá”, “ Nàng công chùa và hạt đậu”,… đặc biệt trong đó không thể bỏ qua là truyện “ Chú lính chì dũng cảm”. Để cảm ơn Andersen, Lysbeth Daumont đã có “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm”.

Đó là bức thư của Lysbeth Daumont mười bốn tuổi viết để dự thi cuộc thi viết thư quốc tế năm 2005. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học: cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.

Hình ảnh chú lính chì đã khắc ghi trong trí nhớ của tác giả. Đó tuy là chú lính chì cuối cùng bị thiếu một chân nhưng chú lại can đảm vượt qua bao nhiêu khó khăn. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi về tên phù thủy trong lọ thủy tinh gớm giếc. Không chỉ vậy chú còn vượt qua tất cả nguy hiểm cậu phải đối mặt mà khôn ghề lùi bước. Trong lòng cống tối om với chiếc thuyền giấy mỏng manh chú đã vượt qua bao thử thách, vượt qua cả lũ chuột cống hôi hám và con cá đã nuốt chú vào trong bụng. Sau một vòng gian nan chú lính chì đã trở lại nhà, chú đã có những giây phút hạnh phúc và chú lưu giữ giây phú ấy trong tim mình. Tuy kết truyện không phải là một cái kết viên mãn như các chuyện cổ tích khác, tất cả đều bị thiêu rụi bởi ngọn lửa nhưng tác giả lại cảm thấy biết ơn Andersen về cái kết ấy.

Hình ảnh chú lính chì như một chiến sĩ dụng mãnh sống mãi trong kí ức của tác giả. Đó là hình ảnh chú lính chì dù cho không có đầy đủ hai chân nhưng vẫn luôn dũng cảm và có một trái tim đầy yêu thương. Không chỉ dũng cảm mà hình ảnh chú lính chì còn đầy nghị lực, vượt qua khó khăn thử thách. Chú không bị sự thiếu thôn cơ thể đánh gục ý chí của mình, là một người có niềm tin, sự dũng cảm chú là một tấm gương tuyệt vời trong mắt tác giả. Đặc biệt hình ảnh chú lính chì làm cho tác giả tin vào quan điểm của của nhà văn Hê-minh-uây : “ con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Hình ảnh chú lính chì trong “ Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” là hình ảnh của một con người đầy sức sống, dũng cảm, một trái tim đầy yyeeu thương. Hình ảnh của chú lính trì chính là sự hiện thân cho câu nói “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

 

Bài văn mẫu 4: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

Bài làm

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi.  Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

 

Bài văn mẫu 5: Hãy viết đoạn văn (từ 150 -200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích

Bài làm

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

Bài văn mẫu 6: Hãy viết đoạn văn (từ 150 -200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích

Bài làm

Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com