Văn mẫu 7 chân trời bài 2: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Kể lại chuyện ngụ ngôn “Những cái nhìn hạn hẹp”

Bài làm

Truyện ngụ ngôn “ Những cái nhìn hạn hẹp” là một trong những câu truyện hay nhằm giáo dục con người ta về cách sống, cách suy nghĩ đối với mọi sự vật, hiện tượng và đặc biệt là cách xử sự với con người ở trong cuộc sống. Câu chuyện cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với rất nhiều người: đừng nên quá dương dương tự đắc, coi thường người khác mà sau này sẽ rước họa cho bản thân.

Câu chuyện thứ nhất là chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” kể về một chú ếch suốt đời chỉ sống trong một chiếc giếng khô. Chú ta rất tự đắc vì khi ở trong giếng, chú ta được coi là bá chủ của cả giếng. Không một loài vật nào dám đắc tội với ếch ta. Chỉ cần chú dương võ của mình ra thì mọi sinh vật đều nằm im thin thít. Chính vì vậy mà ếch ta oai lắm, không sợ bất kỳ ai cả. Và cũng thế mới có câu chuyện, một hôm ếch ta nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời qua miệng giếng tròn thì khoái chí lắm: hóa ra bầu trời cũng chỉ bằng cái giếng này.

Ếch ta bèn suy nghĩ rằng, nếu ta ở giếng này đã là bá chủ thì chẳng có lẽ nào, ta lại không thể trở thành bá chủ của cả thế giới ngoài kia. Một ngày, trong một trận mưa lớn, nước trong giếng đầy và ếch cũng được thỏa lòng của mình, ra ngắm cái bầu trời: “to bằng cái miệng giếng”. Nhưng sự thật thì lại làm ếch ngỡ ngàng: mọi thứ đều thật là rộng lớn, đều lạ lẫm và khác hẳn với cái giếng mình đang sống. Nhưng do thói huênh hoang, ếch ta định giơ võ “quèn” của mình ra thì không may bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện khép lại, rất nhiều người sẽ có những tiếng cười sảng khoái vì cái thói tự đắc của ếch đã bị trả giá bằng một màn dẫm bẹp của trâu. Nhưng đó cũng chính là điều khiến cho nhiều người phải ngẫm nghĩ. Thật sự cái thói tự đắc của ếch là do ếch ta không hiểu biết gì về thế giới bên ngoài “coi trời bằng vung”. Do chỉ sống trong cái giếng, do không được tiếp xúc hay ra khỏi cái giếng mà mọi thứ bên ngoài đối với ếch chỉ là tưởng tượng. Cái thói tự đắc đó còn do ếch tưởng mình có thể đánh bại mọi loài trong giếng thì không có lẽ gì những loài vật ngoài kia ếch lại sợ. Và đó cũng chính là điểm yếu khiến ếch bị trâu dẫm bẹp.

Câu chuyện thứ hai là chuyện “ Thầy bói xem voi”. Có năm ông thầy bói mù nhân buổi ế hàng đã rủ nhau cùng chung tiền biếu người quản voi để có thể xem hình thù con voi trông như thế nào. Mỗi ông thầy bói được xem một bộ phận của con voi. Có ông thầy bói xem vòi thì bảo voi sun sun như con đỉa. Ông thầy nói xem ngà lại bảo voi giống đòn càn. Ông thầy bói xem tai thì liền bảo nó trông giống như cái quạt thóc. Còn ông thầy bói xem chân thì chắc chắn bảo rằng con voi nó sừng sừng như một cái cột đình. Ông thầy bói cuối cùng xem đuôi nhất định bảo rằng con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cuối cùng, năm ông đã cãi nhau, không ông nào chịu thua ông nào. Kết quả là năm ông thầy bói đánh nhau toác đầu chảy máu.

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy được, ông cha ta đã gửi gắm vào đó một bài học sâu sắc, không nên tự đắc, coi mình là nhất là bá chủ mà coi thường những điều khác, bởi vì chắc gì bạn đã giỏi hơn người ta, chắc gì bạn đã biết nhiều hơn người ta. Vậy đừng nên tỏ ra mình giỏi. Người giỏi là người biết khiêm tốn, chứ không phải là người thích khoe khoang. Đừng để người khác nhận xét ta là “thùng rỗng kêu to”. Khi nhìn nhận một vấn đề chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát để nắm rõ vấn đề chứ không nên nhìn theo một khía cạnh rồi giải quyết sai vấn đề.

Trong cuộc sống này, rất nhiều người giỏi, nhưng họ không bao giờ nói ra. Và chính vì vậy, bạn hãy nên cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thêm nhiều vốn kiến thức. Hãy mở mang đầu óc, học tập để biết thêm những tri thức chứ đừng như chú ếch kia, chỉ biết đánh giá phiến diện không có căn cứ để rồi nhận xét rằng: cả thế giới to lớn ngoài kia chỉ bằng miệng giếng tròn – nơi mà chú đang làm bá chủ của cái giếng. Hãy học tập tốt để biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Chính vì vậy, khi chúng ta còn ngồi học trên ghế nhà trường, ta hãy cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thật nhiều những tri thức mới để có thể đóng góp sức mình xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh. Và chúng ta luôn phải biết khiêm tốn, không được tự đắc, kiêu ngạo, coi thường người khác và phán xét mọi thứ một cách phiến diện để rồi gây ra những hậu quả khôn lường như chú ếch kia.

Bài văn mẫu 2: Kể lại chuyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu theo lời kể con gấu

Bài làm

Một hôm đang đi loanh quanh trong rừng tha thấy có hai con người ở phía trướn nên đã nhào tới định ăn thịt chúng.

Khi ta nhảy vồ ra trước mặt chúng thì có một kẻ đã trốn đi mất và còn một kẻ mặt trên mặt đất. Kẻ này dấu mặt ở trong cát khi mà ta đến gần để ngửi thì không thấy mùi của người sống. Thật là tưc giận gấu ta không bao giờ ăn những con vật chết nên ta đã bỏ mặc con người kia nằm ở đó.

Rõ ràng là có hai con người nhưng khi ta đến một tên đã trốn mất thật là đồ phản bội. Không nên tin tưởng những kẻ phản bội bạn bè trong lúc hoạn nạn

Bài văn mẫu 3: Kể lại chuyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con ( theo lời lể của chó sói hoặc chiên con)

Bài làm

Từ xưa đến nay trong rừng già này kẻ mạnh chính là kẻ có lí lẽ. Sói ta chính là vua nơi đây.

Một hôm đang đói, ta đi kiếm ăn quanh bờ suối và đã thấy một con chiên con. Để có lí lẽ làm thịt chiên con ta đã đổ cho nó tội khuấy đục nước ta uống nhưng kẻ này lại lí lẽ giải thích rằng hắn không thể khuấy nước nguồn trên của ta. Ta bèn nói hắn đã nói xấu ta vào năm ngoài nhưng tên này lại lí lẽ nói năm ngoái hắn chưa ra đời làm sao có thể nói xấu ta.

Trước lí lẽ của chiên con ta không nói nhiều nữa bèn tha hắn vào tận rừng sâu và làm thịt hắn.

Bài văn mẫu 4: Kể lại chuyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mặt, Miệng

Bài làm

Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng :

- Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm. Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống được không!

Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình :

- Cô Mắt nói chí phải ! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào ?

Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng nhưng đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói :

- Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không ? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi !

Bác Tai nghe xong, gật đầu lia lịa:

- Phải đấy ! Phải đấy ! Bác sẽ đi cùng các cháu !

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng

- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết : Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi !

Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo :

- Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế ?

Bốn người kia lắc đầu cả quyết :

- Không, không bàn bạc gì nữa ! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực !

Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão Miệng cứ là chết đói !

Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mi nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng :

- Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không ?

Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay ! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hòa, thân thiết như xưa.

Bài văn mẫu 4: Kể lại truyện ngụ ngôn Treo biển

Bài làm

Ở một cửa hàng bán cá làm cái biển, đề mấy chữ to tướng:

” Ở đây có bán cá tươi” [1].

Vừa treo biển lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa nay quen bá cá ươn [2] hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “bán cá tươi”?

Chủ cửa hàng nghe nói thế, xóa ngay chữ “tươi” đi.

2. Hôm sau, có người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”!

Chủ cửa hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

3. Cách vài hôm lại có một người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Ở đây chẳng bán cá thì bầy cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Chủ cửa hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra treo trên biển chỉ còn mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ [3] gì nữa.

4. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn lên biển, nói:

– Ôi dào, chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh. Đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá mà còn phải đề biển làm gì?

Thế là nhà hàng cất luôn nốt cái biển đi.

Bài văn mẫu 5: Kể lại truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng

Bài làm

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

          Truyện kể về con ếch sống lâu ngày dưới giếng, chung quanh nó chỉ có những con vật bé nhỏ và sợ chú ếch, chú lấy làm oai vệ và uy phong coi trời bằng vung. Một ngày nọ chú ra khỏi cái giếng, vẫn giữ thói hung hang, ngang tàng như môi trường chật hẹp đó và đã bị trâu giẫm bẹp.

Qua nhân vật ếch, truyện ngụ ngôn đem lại một bài học đắt giá là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

Bài văn mẫu 6: Kể lại truyện ngụ ngôn chó sói và chiên con

Bài làm

Chó sói và chiên con là một câu chuyện ngụ ngôn được trình bày dưới thể truyện thơ hết sức đặc sắc.

Truyện kể về một chú chiên con xấu số. Một ngày nọ, khi chú ta đang uống nước ở dòng suối, thì từ xa xuất hiện một con sói đói. Con sói thấy chiên con thì lập tức vồ lại, thét vang lên rằng tại sao chiên con dám vục mõm làm đục nước uống của nó. Thế nhưng, chiên con tuy sửng sốt, vẫn kịp thời biện minh cho mình. Nó khẳng định rằng mình uống nước ở phần cuối của dòng suối, nên không thể làm đục nước nguồn trên của sói được. Nghe vậy, sói lại tiếp tục gầm gào để vu oan cho chiên con. Nó bảo chiên con năm ngoái đã nói xấu nó, thì chiên con phân bua năm ngoái mình chưa ra đời. Nhưng con sói gian ác lại khăng khăng không phải chiên con thì là anh chị của chiên con. Chiên con lập tức phân bua mình là con một. Đến vậy, sói vẫn chưa chịu dừng lại. Gào lên không phải anh chị chiên con thì là họ nhà chiên, là chó, là người, tất cả cùng một hội nói xấu nhà sói. Chao ôi, lúc này con sói đói đã chẳng nghĩ ngợi được gì nữa rồi. Cứ thế nó bất chấp lí lẽ, vồ lên và ăn thịt chiên con.

Qua câu chuyện đó, em hiểu được rằng với những kẻ độc ác và xấu xa thì mọi lí lẽ đều sẽ bị chúng bẻ cong nhằm có lợi cho bản thân mình. Thật đáng ghét và lên án thay.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com