Xác định mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn này.

ĐỌC VĂN BẢN 

Câu hỏi 1. Xác định mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn này.

Câu hỏi 2. Ý nghĩa của việc dẫn ra văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ là gì?

Câu hỏi 3. Theo dõi cách tác giả nói về thời điểm cần thiết để đòi công lí.

Câu hỏi 4. Chú ý quan điểm đấu tranh của tác giả.

Câu hỏi 5. Qua cách diễn đạt và đưa bằng chứng, tác giả đã thể hiện thái độ và tình cảm của mình như thế nào?

Câu hỏi 6. Chú ý ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả khi thể hiện niềm tin và ước mơ.

Câu hỏi 7. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng nhằm tác động mạnh đến người đọc, người nghe?

Câu hỏi 8. Bạn có ấn tượng cảm xúc gì về đoạn kết?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1.

Mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn này là lan tỏa sự nhận thức về tầm quan trọng của tự do đến mọi người. 

Câu hỏi 2. 

Ý nghĩa của việc dẫn ra văn kiện lịch sử nổi tiếng nước Mỹ: đây là một minh chứng, bằng chứng sống về sự giải phóng nô lệ đã xảy ra cách đây một thế kỷ, nó đánh dấu kỷ nguyên được giải phóng của người da đen, họ đã được công nhận quyền bình đẳng cách đây hàng trăm năm nhưng sự thật thì ngược lại.

Câu hỏi 3. 

Tác giả đánh thẳng vào tâm lí của tư bản đó là luôn chậm trễ trong việc đưa ra quyền tự do bằng những lời xoa dịu xa xỉ, ông nhấn mạnh “Ngay Bây Giờ” quyền công lí ấy cần phải được thực hiện bằng hành động cụ thể, phải thấy được kết quả thực tế.

Câu hỏi 4. 

Quan điểm đấu tranh của tác giả được thể hiện rất rõ ràng. Đó phải là một cuộc đấu tranh chính trị xuất phát từ lòng tự trọng thanh cao, tránh để những thù hận và sự thỏa mãn cá nhân chiếm lấy tâm hồn mà biến cuộc đấu tranh trở thành bạo lực, đem đến đau thương, mất mát. Theo ông, đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da đen phải tiến lên uy nghi với cả sức mạnh vật chất và tâm hồn chứ không phải là cuộc chiến tranh vũ trang phi nghĩa đầy đau thương. 

Câu hỏi 5. 

Qua cách diễn đạt và đưa ra bằng chứng, tác giả đã thể hiện niềm khát khao, cháy bỏng được tự do, được bình đẳng với người da trắng của mình. Bởi một dân tộc đã bị coi là nô lệ suốt mấy thế kỷ, giờ đây khi sự tự do, giải phóng con người đang cận kề, khát khao ấy càng trở lên cháy bỏng, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những dẫn chứng tưởng chừng như rất nhỏ nhưng đó lại chính là nỗi đau, hiện thực phũ phàng mà người da đen đang phải gánh chịu, nó tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại chính là nỗi đau, sự tổn thương trong tâm hồn của họ.

Câu hỏi 6. 

Ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả được đẩy lên cao trào bằng hàng loạt những lý lẽ thực tế tái hiện thực cảnh của người da đen hiện tại, họ vẫn phải sống trong khổ đau, đầy đọa và tuyệt vọng. Tác giả muốn đẩy lùi “bóng ma” đó bên trong con người họ bằng những lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực và khát khao cháy bỏng của mình qua câu “Tôi có một ước mơ”. Câu nói ấy cứ lặp đi lặp lại một cách tha thiết, cháy bỏng trong bài diễn văn của ông.

Câu hỏi 7. 

Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng là biện pháp điệp cấu trúc “Tôi mơ rằng…” và đằng sau đó chính là những tưởng tượng của tác giả về một thế giới khi mà công lý và sự tự do đã được thi hành, con người chung sống bình đẳng, hạnh phúc. Chế độ nô lệ bị xóa bỏ hoàn toàn, con người được tự do cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc đưa ra những lời dự đoán như vậy nhằm tiếp thêm sức mạnh, động lực đấu tranh đến người nghe, đưa họ chìm đắm vào thế giới tự do mà tác giả tạo ra – đó là cái mà họ muốn, khát khao và cháy bỏng. Từ đó, thúc đẩy họ đấu tranh để biến giấc mơ ấy thành hiện thực, biến ngày ấy thành sự thật.

Câu hỏi 8. 

Đoạn kết như tổng kết lại kết quả của quá trình đấu tranh đòi tự do. Con người được giải phóng, được bình đẳng bất kể màu da, dân tộc hay tôn giáo nào. Tác giả như đang ăn mừng cùng toàn thể người dân da đen qua từng lời văn, câu hát về sự tự do, bình đẳng. Nó thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc tột độ của con người khi được giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ đeo bám biết bao thế kỷ. Niềm vui sướng ấy hòa với tiếng ca ngân vang của những người khốn khổ, dù họ không biết trước tương lai như thế nào nhưng sự tự do đã khiến họ quên đi thực tại bởi nó lớn hơn hẳn những nỗi lo về cơm áo mà không ngần ngại hòa chung với niềm vui sướng của cả dân tộc.

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com