Vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?...

Câu 3. Vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?

Câu 4. Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.

Câu trả lời:

Câu 3. Tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch" vì gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.

Câu 4. Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh những người nông dân làm lụng vất vả mới có những sản phẩm Tết để bán ở siêu thị như dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét,... Câu văn cũng cho thấy sẽ ít người biết được tâm trạng của những người nông dân, của nhân vật "tôi" - một đứa bấp bỏm văn chương về một mùa gió.

Câu 5. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió". Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net