[toc:ul]
Tân Việt Cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam thanh niên Cách mạng phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo. Vì vậy, nội bộ của Tân Việt ngày càng phân hóa sâu sắc, thành hai khuynh hướng rõ rệt: Khuynh hướng tư sản (cải lương) và khuynh hướng vô sản.
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân:
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là phong trào công nông từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên lúc này không đủ sức lãnh đạo cách mạng nữa, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách Mạng thanh niên ở Bắc Kì có thực tiễn cách mạng nhận thức được yêu cầu cần phải thành lập Đảng cộng sản chủ động đứng ra thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gòm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để lãnh đạo phong trào.
Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ, theo con đường vô sản.
Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào. Truy nhiên, do nhận thức khác nhau trong chủ trương thành lập Đảng Cộng sản nên những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập Đông Dương Cộng sản đảng (17/6/1929). Đông Dương Cộng sản đảng ra đời áp đứng yêu cầu của cách mạng nên được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo. Trước tình hình đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng (8/1929).
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu chịu ảnh hưởng của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).