[toc:ul]
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới có nhiều thay đổi phức tạp. Nhật đánh vào Đông Dương với âm mưu hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Pháp tuy có sự suy yếu rõ rệt nhưng vẫn dùng mọi thủ đoạn ra sức bóc lột chèn ép nhân dân ta. Chúng tăng các khoản thuế rượu, thuế muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến 1945 lên gấp 3 lần.
Trong khi đó Nhật dùng thủ đoạn tàn ác là thu mua lương thực với giá rẻ mạt, cưỡng ép. Điều này, khiến cho khan hiếm thóc gạo và hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Như vậy,trong chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân ta phải sống trong cảnh một cổ đôi tròng,bị chèn ép đến tận cùng vô cùng điêu đứng.
Ngày 23-7-1941, tại Hà Nội Chính phủ Pháp công bố một hiệp ước giữa Pháp và Nhật – Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. Kể từ đây, trong thực tế đã cấu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp bóc lột nhân dân Đông Dương.
Sở dĩ, Nhật –Pháp cấu kết với nhau để cùng thống trị Đông Dương bởi lẽ sau. Chúng thực sự là không thể nào một mình độc chiếm Đông Dương lúc này. Pháp suy yếu cả ở chính quốc và Đông Dương (Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng). Chúng chờ khi chính phủ Đờ - Gôn được giải phóng sẽ giúp sức chúng, hơn nữa Pháp cũng muốn dựa vào Nhật để chống phá lại phong trào cách mạng ở Đông Dương nhất là ở Việt Nam. Trong khi đó phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để chống phá phong trào cách mạng, để kiểm lời phục vụ cho cuộc chiến tranh của Nhật tạo bàn đạp để tiến công xuống khu vực phía Nam Thái Bình Dương.
Khởi nghĩa Bắc Sơn
Khởi nghĩa Nam Kỳ (23- 11- 1940)
Binh biến Đô Lương (13- 1 -1941)
Nguyên nhân chung của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương
Dưới ách áp bức bóc lột của quân xâm lược nhân dân ta chịu cảnh lầm than, cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Tuy nhiên, mâu thuẫn dân tộc lên đến đỉnh điểm. Chỉ cần có thời cơ nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa.
Nguyên nhân cụ thể
Nguyên nhân khởi nghĩa Bắc Sơn (27 – 9 – 1940)
Nguyên nhân khởi nghĩa Nam Kỳ (23 - 11- 1940)
Nguyên nhân binh biến Đô Lương (23 - 11 - 1940)
Ý nghĩa:
Các tác phẩm văn học của Nam Cao như: Một bữa no, trẻ con không được ăn thịt chó, Lão Hạc,
Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân,…
Thơ thì có bài: Nghi thức nhặt cơm rơi của bà mẹ quê (Trần Xuân An )\
Quý hạt ngọc trời, thói quen từ bé
chao vào muỗng canh những hạt cơm rơi
đưa lên miệng, kính cẩn lời niệm khẽ
chưa từng nhạt phai, dù tuổi tám mươi
Ất Dậu, bốn lăm, niềm đau trận đói
(cha lén ăn, để chết lịm con thơ
quá tủi thẹn, đã tự mình treo cổ!)
suốt đời bà, chưa khuây quên bao giờ
Chuyện quê buồn, tôi nghe từ tuổi nhỏ
người thành ma đói, ngập chợ đầy đường
một cơ khổ giữa trùng trùng cơ khổ
năm năm giặc Nhật, mấy triệu đau thương
Trở mặt Đông Du, mị lừa Đại Á
xót đau, biết trước, còn bịp ai đây!
nay tóc bà vẫn trắng mây nhân hậu
lỡ cơm rơi, nhặt lại, dẫu đủ đầy
Nỗi mất nước khắc sâu vào số phận
tiếc ngọc trời thành nghi thức nguyện cầu
Hiro, Naga cũng hằng tưởng niệm
với tiếng bẻ gươm? vỗ cánh bồ câu.